Tránh ung thư cổ tử cung, nên phòng bệnh từ khi 9 tuổi

Ngày 25/03/2016 08:18 AM (GMT+7)

Tại buổi giao lưu trực tuyến diễn ra vào chiều nay, các chuyên gia cho biết biện pháp phòng bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất là tiêm vắc xin trong độ tuổi từ 9-26 tuổi.

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở phụ nữ. Điều đáng nói, đây là căn bệnh đang ngày càng gia tăng về số lượng, đặc biệt ở những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. 

Ở nước ta, mỗi ngày có 9 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Ung thư cổ tử cung đang là nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh, cách phòng tránh cũng như điều trị bệnh.

Để giúp chị em có cái nhìn toàn diện hơn về căn bệnh này, Tạp chí Điện tử Khám phá phối hợp với trang Thông tin điện tử Eva.vn tổ chức Giao lưu trực tuyến về căn bệnh Ung thư cổ tử cung với sự tham gia tư vấn của hai chuyên gia hàng đầu về căn bệnh Ung thư cổ tử cung là:

- Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Văn Quảng -  Trưởng bộ môn Ung thư, Đại học Y Hà Nội, Phó Trưởng khoa Ung Bướu và Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại Học Y

- Giáo sư -Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức - Viện trưởng Viện sức khỏe sinh sản và Gia đình.

Tránh ung thư cổ tử cung, nên phòng bệnh từ khi 9 tuổi - 1

Tránh ung thư cổ tử cung, nên phòng bệnh từ khi 9 tuổi - 2

Buổi giao lưu trực tuyến có sự tham gia của 2 chuyên gia hàng đầu về ung thư cổ tử cung

Video Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Văn Quảng đang trả lời câu hỏi của độc giả

Tránh ung thư cổ tử cung, nên phòng bệnh từ khi 9 tuổi - 3

Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Văn Quảng - Phó Trưởng khoa Ung Bướu và Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại Học Y

Tránh ung thư cổ tử cung, nên phòng bệnh từ khi 9 tuổi - 4

Giáo sư -Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức - Viện trưởng Viện sức khỏe sinh sản và Gia đình.

Dưới đây là toàn bộ câu trả lời của chuyên gia về những thắc mắc mà độc giả gửi tới:

- Độc giả Ha Tran (hatran0918@gmail.com):Thưa bác sỹ, để phát hiện được ung thư cổ tử cung thì hàng năm các bạn nữ (trên 30 tuổi) thường Xét nghiệm phiến đồ ung thư cổ tử cung PAPSMEAR, ngoài ra còn phải xét nghiệm gì nữa không ạ?

Tiến sĩ Lê Văn Quảng: Các bạn xét nghiệm PAPSMEAR đã là đủ rồi. Tuy xét nghiệm này khá rẻ tiền nhưng giá trị rất là cao. Ngoài ra, các bạn nên theo dõi xem có các triệu chứng khác nữa không như là ra máu bất thường, khí hư có mùi...

- Độc giả Phạm Hoàng Minh (hoàngngminh3215@gmail.com): Thưa bác sĩ, tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung sau khi đã quan hệ tình dục và sau 25 tuổi thì có tác dụng không ạ? Phương pháp xét nghiệm Pap phát hiện ung thư cổ tử cung sớm có đáng tin cậy không? Và nên thực hiện xét nghiệm này bao lâu một lần? Xin cảm ơn!

Tiến sĩ Lê Văn Quảng: Nếu chưa có quan hệ tình dục thì hầu như không bị ung thư cổ tử cung. Khi đã quan hệ thì có nguy cơ ung thư cổ tử cung. Do vậy mà việc tiêm vắc-xin tốt nhất là từ 9 - 26 tuổi. Ở trường hợp của bạn vẫn nằm trong lứa tuổi có thể tiêm phòng vắc-xin.

Phương pháp PAP có giá trị nhát trong các phuong pháp sàng lọc phát hiện sớm. Với độ nhạy khoảng 60-80%. Dưới 30 tuổi: 1-2 năm lần, kéo dài đến 3 năm/lần ở những người trên 30 tuổi.

- Độc giả Trần Thúy Hằng (thuyhang1989@gmail.com):Cháu muốn hỏi tiêm vắc xin chống virus HPV có giúp bảo vệ tuyệt đối khỏi bệnh ung thư cổ tử cung không ạ?

Tiến sĩ Lê Văn Quảng: Có rất nhiều loại HPV lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, người ta thấy rằng hay gặp là loại 16 và 18. Gần đây, loại 31 và 45 và các vắc-xin hiện nay chỉ phòng được 4 loại đó là 6,11,16, 18. Do vậy, tiêm vắc-xin không thể tuyệt đối phòng được.

- Độc giả Thu Tra (thutrang91@gmail.com): Chào Tiến sĩ, em năm nay 26 tuổi, sinh con được 1 năm, sau khi sinh con, em có điều trị viêm âm đạo nhiều lần tuy nhiên chưa khỏi hoàn toàn. Em đã thực hiện xét nghiệm tế bào (PAP), siêu âm đầu dò phần phụ 2 tháng trở lại đây không có vấn đề gì. Sau khi quan hệ có thấy chút máu nhẹ kèm với khí hư, ngoài ra chu kỳ kinh nguyệt từ lúc có kinh trở lại của em chưa đều. Vậy đó có phải là những dấu hiệu đáng lưu ý của ung thư cổ tử cung hay không? Xin bác sỹ cho biết thêm, độ tuổi hiện nay, và thực tế em đang nuôi con sữa mẹ thì có thể tiêm vacxin phòng bệnh được không?

Tiến sĩ Lê Văn Quảng: Bạn có triệu chứng của ra máu bất thường, là một trong những triệu chứng nghĩ tới  Ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, việc chảy máu còn có thể do viêm nhiễm vì vậy bạn cần phải thực hiện lại PP PAP TEST, soi cổ tử cung hoặc là nghĩ đến những nguyên nhân rối loạn nội tiết. 

Độ tuổi của bạn không nằm trong năm nhóm có lợi ích khi tiêm vắc-xin HPV.

- Độc giả Lê thị Ánh (leanh16@gmail.com):Em năm nay 39 tuổi, phát hiện ung thư cổ tử cung năm 38 tuổi giai đoạn 1b. Em đã xạ trị và cắt toàn bộ buồng trứng. Em muốn hỏi hiện giờ em nên dùng thuốc nội tiết gì và chế độ ăn thế nào cho hợp với tình trạng bệnh?

Tiến sĩ Lê Văn Quảng: Chị cần làm rõ 1 số thông tin sau: Xạ trị đơn thuần và cắt buồng trứng hay phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ và cắt buồng trứng. Hiện nay, vai trò của điều trị nội tiết không được chứng minh đối với Ung thư cổ tử cung và cũng không có chế độ ăn riêng biệt cho những bệnh nhân  Ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, để phòng tránh ung thư nói chung thì cần phải có chế độ ăn hợp lý như giảm mỡ, tăng cường rau quả, cân đối đạm,...

Tránh ung thư cổ tử cung, nên phòng bệnh từ khi 9 tuổi - 5

- Độc giả Hà ngọc Thanh (ngocthanh87n@gmail.com):Những ai dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung thưa bác sĩ?

Tiến sĩ Lê Văn Quảng: Dựa vào nguyên nhân và yếu tố nguy cơ đã nói ở trên, tất cả những người có yếu tố đó đều có nguy cơ mắc Ung thư cổ tử cung.

- Độc giả Bùi Thị Trang (congdo1610@gmail.com):Em bị viêm lộ tuyến 2cm, bác sĩ cho em đặt viên nấm âm đạo, và khuyên nên đi đốt lộ tuyến. Em nghe nói đốt lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến sinh đẻ. Nên em muốn Bác sỹ cho em lời khuyên có nên đốt không? Và làm xét nghiệm gì để phát hiện Ung thư cổ tử cung ạ?

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức: Đốt lộ tuyến không ảnh hưởng gì đến sinh đẻ, nó phụ thuộc vào kĩ thuật của bác sĩ đốt. Nếu đốt không làm ảnh hưởng tới lỗ cổ tử cung và không làm thành sẹo cứng thì không ảnh hưởng tới việc mang thai. Còn nấm và lộ tuyến là hai khái niệm khác nhau. Đến sàng lọc cổ tử cung, làm sàng lọc tế bào ung thư, nếu có thì điều trị. Việc này do bác sĩ điều trị sẽ sàng lọc và phát hiện. 

- Độc giả Phạm Bích Diệp (bichdiep@yahoo.com): Em năm nay 31 tuổi, đã kết hôn được 5 năm. Bây giờ em tiêm phòng ung thư cổ tử cung có còn tác dụng nữa không ạ?

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức: Vẫn có tác dụng nhưng kém. Tiêm phòng tốt nhất là tuổi trẻ mà hội y tế thế giới khuyến cáo tiêm phòng UTCTC với trẻ là 9-14, phụ nữ là 18-26 tuổi thì tác dụng mới tốt. 

- Độc giả Trần Thị Hương (tran.huong@gmail.com): Em năm nay 36 tuổi, đã có 2 con. Em đi khám và kiểm tra thấy tế bào bất thường. Bác sĩ cho sinh thiết thì bị ung thư giai đoạn 2. Bác sĩ đã khoét chóp và em vẫn đi thăm khám liên tục. Đến nay thì cổ tử cung của em đã bình thường. nhưng em hay bị viêm. Em liên tục phải đặt thuốc và uống thuốc trị viêm, em thấy khó chịu quá. Tiến sĩ vui lòng cho em biết tình trạng của em như vậy thì ung thư có quay lại không? Làm sao để tình trạng viêm không bị nữa?

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức: Trong trường hợp này bạn đã bị ung thư giai đoạn 2 và phải cắt bỏ tử cung. Khoét chóp chưa khỏi thì phải điều trị tiếp như là 1 trường hợp ung thư. Vì việc khoét chóp chưa đảm bảo được bệnh tình khỏi hoàn toàn. Điều trị như vậy là chưa đáp ứng được, và cần phải điều trị tốt hơn. Điều trị thế nào là quyết định của bác sĩ đang theo điều trị cho bạn. Nhưng có lẽ, việc điều trị này chưa đúng với mức độ bệnh của bạn hiện nay.

- Độc giả Nguyễn cẩm ly (lynly.hp@gmail.com):Cháu xin hỏi bác sỹ khám sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ bao lâu một lần ạ?

Tiến sĩ Lê Văn Quảng: Độ tuổi sàng lọc: Sau 21 tuổi và kết thúc ở độ tuổi 65 - 70. Nếu có từ 3 kết quả sàng lọc liên tiếp trước đó âm tính (tức là bình thường) và không có kết quả bất thường trong vòng 10 năm trước đó.

Phụ nữ dưới 30 tuổi xét nghiệm PAP TEST 1-2 năm/lần, kéo dài đến 3 năm/lần ở phụ nữ trên 30 tuổi.

- Độc giả Hà Bùi (buikumyang@gmail.com):Cháu nghe nói tỉ lệ phụ nữ uống thuốc tránh thai hàng ngày bị ung thư cổ tử cung cao hơn so với người không uống có đúng không thưa bác sĩ.Năm nay cháu 33 tuổi và đã uống thuốc tránh thai hàng ngày được gần hai năm. Như vậy cháu có nên tiếp tục uống nữa không ạ?Cháu xin cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.

Tiến sĩ Lê Văn Quảng: Có bằng chứng cho rằng việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống làm tăng nguy cơ Ung thư cổ tử cung. Thời gian sử dụng càng dài thì nguy cơ càng tăng. Các nghiên cứu thấy rằng nếu dùng thuốc tránh thai trên 5 năm thì nguy cơ tăng gấp 2 lần. 

Ngoài biện pháp dùng thuốc, bạn có thể dùng bao cao su hoặc các phương pháp khác ngoài đường uống để giảm nguy cơ.

- Độc giả Trần Hà Liên (***nhalien@gmail.com):Tôi năm nay 37 tuổi, muốn đi khám kiểm tra xét nghiệm tiền ung thư, tuy nhiên tôi không rõ làm xét nghiệm ở đâu thì đảm bảo và thời gian đi khám có phụ thuộc chu kì kinh nguyệt không vì tôi mới cấy que tránh thai được 4 tháng và chưa hề có kinh trở lại. Xin cảm ơn bác sĩ!

Tiến sĩ Lê Văn Quảng: Bạn đến các bệnh viện chuyên ngành ung thư như BV K, Khoa ung bưới - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, BV phụ sản TW,...

Khi đi khám phải ngoài chu kinh và không dùng các loại gel để bôi, không được thụt rửa âm đạo, không đặt bất cứ thuốc gì vào âm đạo và không quan hệ tình dục trong vòng 48 tiếng trước khi xét nghiệm. Việc cấy que tránh thai không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

- Hoài Ngọc (estar_rock266@yahoo.com):Bác sĩ cho em hỏi em đang có bầu tháng thứ 7, có bị sùi và đã điều trị bằng phương pháp chấm thuốc, liệu em có nguy cơ nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung không?

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức: Việc có bầu có sùi mào gà tức là có nhiễm HPV. Bạn phải điều trị đặt thuốc, phải cắt bỏ sùi mào gà ngày trong quá trình mang bầu vì nó không có hại cho việc mang bầu. Càng để thì sẽ hại cho thai nhi của bạn vì viêm nhiễm đi vào con đường nhau thai và sẽ làm thai kém phát triển. Trong thời kì này cần điều trị tích cực... Việc sảy thai, thai kém phát triểm, nhiễm trùng ối, sinh non...là do bị viêm nhiễm và sùi mào gà nên cần phải điều trị kịp thời...

Tránh ung thư cổ tử cung, nên phòng bệnh từ khi 9 tuổi - 6

- Độc giả Nguyễn Thị Nguyệt (yetnt1989@gmail.com):Cháu vừa sinh em bé được 1 tháng. Trong khi mang thai cháu hay bị nấm, cứ đặt thuốc khỏi xong lại bị nấm lại. Làm thế nào để chữa dứt điểm và bệnh nấm có dẫn đến ung thư cổ tử cung không ạ? Bao giờ thì cháu đi xét nghiệm được vì cháu vừa sinh em bé?

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức: Bạn bị nấm thì nên đi đặt thuốc nấm để điều trị dứt điểm, vệ sinh bằng dung dịch kiềm. Sau sinh con được 1 tháng thì bạn nên đi khám bác sĩ luôn để bệnh tình không nặng và nhất định phải làm để hiệu quả tốt. 

- Độc giả Nguyễn Đình Nghĩa (yendinhnghia72@gmail.com):Vợ tôi năm nay 42 tuổi, được chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn II, đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ cổ tử cung và nạo vét hạch. Sau khi phẫu thuật xong vợ tôi cần làm các xét nghiệm gì để biết còn tế bào ung thư trong cơ thể không vì sau khi phẫu thuật xong 1 tháng chỉ thấy bệnh viện làm xét nghiệm siêu âm đen trắng thôi. Vợ tôi nên uống các loại thuốc hỗ trợ và điều trị ung thư?

Tiến sĩ Lê Văn Quảng: Thứ nhất gia đình nên xác định rõ vợ anh mắc giai đoạn IIa hay IIb vì hai giai đoạn điều trị hoàn toàn khác nhau. Theo những thông tin anh cung cấp, tôi phỏng đoán có thể vợ anh vào giai đoạn IIa. Sau khi làm phẫu thuật, các bác sĩ cần xét nghiệm thêm để xem còn các tế bào ung thư ở diện cắt hay không, có di căn hạch chưa. Nếu không có những yếu tố này, các bác sĩ sẽ cho ra viện, coi như là điều trị triệt căn. Tuy nhiên, bản chất ung thư là tái phát và di căn nên vẫn phải tái khám định kì 3 tháng/lần để phát hiện tái phát và di căn.

Tránh ung thư cổ tử cung, nên phòng bệnh từ khi 9 tuổi - 7

Hiện nay chưa có khuyến cáo nào về thuốc hỗ trợ điều trị ung thư đối với trường hợp của bạn. Tuy nhiên, gia đình có thể cho chị dùng các thuốc tăng cường miễn dịch Đông y như tam thất hay linh chi.

- Độc giả lyn huyền (huyen@gmail.com):Khi đang mang bầu mà bị ung thư cổ tử cung thì có khả năng sinh thường được không ạ?

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức: Khi đang mang bầu bị ung thư vẫn phải điều trị và không nên sinh thường. Vì việc sinh thường của người ung thư có khó hơn người không bị vì độ giãn của âm đạo không tốt hoặc sẽ lan rộng ra vì nó chảy máu. Và có thể truyền virus HPV sang con qua đường miệng. Vậy không nên sinh thường trong khi bị ung thư cổ tử cung. Sau đó phải điều trị theo pháp đồ của bệnh như xạ trị, hóa chất.

- Độc giả Đào Thị Hương (thuhuongftu@gmail.com):Cháu bị Viêm lộ tuyến cổ tử cung >1cm. Lúc đó cháu đang mang bầu nên bác sĩ hẹn sinh xong sẽ điều trị. Hiện tại bé nhà cháu đã được 3 tháng. Vậy cháu có thể điều trị được chưa ạ? Có lưu ý gì khi điều trị không ạ? Mức độ viêm như vậy đã nặng chưa và có khả năng chưa khỏi hoàn toàn không ạ?

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức: Viêm lộ tuyến, sau khi đẻ con xong  1 tháng phải điều trị không nên để lâu.  Vì sau sinh có nhiều chất dịch, chảy máu sẽ càng có nguy cơ bệnh phát triển mạnh hơn. Viêm lộ tuyến là mầm mống lan tỏa lên tử cung làm viêm tử cung sau sinh nên phải điều trị kịp thời. 

Nhóm PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thời sự