Cứu con nhỏ bị đồ chơi cắm vào đầu thoát chết và bài học cho các cha mẹ

Ngày 21/09/2016 20:23 PM (GMT+7)

Nhờ sự thông minh, nhanh trí khi kịp thời phát hiện ra con ngã và bị phần trục của thanh kim loại cắm sâu vào trong đầu, người mẹ đã cứu được tính mạng đứa con sơ sinh 11 tháng tuổi.

Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh hay gặp phải các tai nạn trong gia đình là chuyện không hiếm. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng, khả năng cứu được tính mạng của những em bé này có cao hay không lại phụ thuộc nhiều vào kỹ năng xử lý tình huống và phản ứng nhanh nhạy của các bậc cha mẹ, người thân trong gia đình khi sự việc xảy ra.

Mới đây, cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ rầm rộ câu chuyện về trường hợp một người mẹ Trung Quốc đã cứu sống tính mạng đứa con trai ruột nhờ vào sự thông minh, nhanh trí của mình.

Được biết, bé sơ sinh Yi 11 tháng tuổi ở Trung Quốc vô tình gặp phải tai nạn khi đang chơi với chiếc ô tô đồ chơi bằng nhựa ở nhà. Yi là một cậu bé 11 tháng tuổi người Trung Quốc. Khi đang chơi với chiếc ô tô bằng nhựa của mình ở trên giường, cậu bé đã vô tình gặp nạn. Chiếc ô tô dài khoảng 20 cm, một chiếc bánh phía sau bị rơi ra, để lộ thanh trục kim loại sắc, nhọn. Mẹ cậu bé sau một phút ra ngoài, khi quay lại, đã hốt hoảng phát hiện ra cậu bé bị ngã ngửa và bị phần trục của thanh kim loại cắm sâu vào trong đầu.

Cứu con nhỏ bị đồ chơi cắm vào đầu thoát chết và bài học cho các cha mẹ - 1

Những món đồ chơi cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến các em bị thương tích, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng nếu không biết xử lý đúng cách.

Người mẹ này là một giáo viên có hiểu biết về y học đã nhanh chóng đưa cậu bé đến bệnh viện. Đặc biệt, cô còn yêu cầu gia đình không được phép lấy chiếc xe ra khỏi đầu con mà giữ nguyên như vậy để bác sĩ xử lý.

Tại bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành tháo bỏ phần vỏ của chiếc ô tô trước rồi mới phẫu thuật để rút trục kim loại ra. Khi rút thanh kim loại, bác sĩ tiếp tục xử lý cầm máu và khâu vết thương cho Yi. May mắn, sau hai tiếng rưỡi phẫu thuật, các bác sĩ đã cứu sống được cậu bé.

Cứu con nhỏ bị đồ chơi cắm vào đầu thoát chết và bài học cho các cha mẹ - 2

Chia sẻ thông tin liên quan đến sự việc, các bác sĩ đã dành lời khen cho cách phản ứng sáng suốt của người mẹ. Bởi thanh trục kim loại tuy chỉ có đường kính khoảng 2-3 mm, cắm sâu khoảng 1,3 cm vào đầu của Yi nhưng nếu người nhà bệnh nhi ngay lập tức rút thanh kim loại ra, máu sẽ chảy ồ ạt, rất nguy hiểm đối với một đứa trẻ sơ sinh, thậm chí là khiến trẻ tử vong tại chỗ.

Thực tế, những trường hợp bị tai nạn bởi các món đồ chơi sắc, nhọn với trẻ không phải là hiếm. Chính vì vậy, để tránh sự cố đáng tiếc như trên xảy ra, trong mỗi gia đình bố mẹ cần phải nhắc nhở trẻ cẩn thận khi chơi đồ chơi. Cha mẹ nên phân loại đồ chơi cho con và bỏ đi những món đồ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ, phụ huynh cũng cần trang bị cho mình những kiến thức xử lý vết thương tại nhà đề phòng trường hợp có tai nạn xảy ra đối với trẻ hay người thân trong gia đình.

Dưới đây là hướng dẫn các bước cần thực hiện khi bị vật nhọn đâm vào cơ thể:

Cứu con nhỏ bị đồ chơi cắm vào đầu thoát chết và bài học cho các cha mẹ - 3

Khi trẻ bị dị vật đâm phải, phụ huynh phải cố gắng giữ bình tĩnh, tuyệt đối không rút dị vật ra, cố gắng giữ dị vật ổn định và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Cách xử lý vết thương do bị dị vật đâm

Nếu vô tình bị vật nhọn đâm vào, dù vết thương nhỏ hay lớn thì cũng nên xử lý đúng cách để tránh bị nhiễm trùng uốn ván.

Không may bị đâm hay bị giẫm phải vật nhọn, có thể chỉ chị trầy xước hay chảy một ít máu nhưng không nên chủ quan vì chưa thể biết vật đâm có gây nhiễm trùng hay nhiễm bệnh gì đó không.

Kim tiêm, gai, đinh, mảnh thủy tinh khi đâm vào da thịt sẽ khiến nạn nhân cảm thấy đau đớn ngay tức thì. Nhưng hãy bình tĩnh để xử lý từng bước một để tránh nhiễm trùng hoặc nhiễm bệnh.

1. Xử lý vật đâm

Chỉ nên rút vật đâm khi nó nhỏ và không đâm sâu quá 1 cm. Khi đó, bạn phải chắc rằng sẽ không còn mảnh vụn li ti nào bên trong vết thương vì chúng có thể sẽ gây nhiễm trùng về sau.

Còn trong trường hợp không chắc về độ sâu (hoặc bị đâm sâu hơn một cm), bạn cần ép chặt vết thương lại để ngăn máu chảy, có thể dùng vải, băng gạc buộc tạm rồi di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Hạn chế tối đa việc vận động mạnh, di chuyển nhiều.

2. Cầm máu

Nếu vết thương chảy ít máu, cứ để máu chảy 1-2 phút để rửa sạch bụi bẩn lúc vật nhọn đâm vào. Dùng bông gạc, nếu không có thì dùng vải sạch ấn trực tiếp vào chỗ bị đâm cho máu không chảy nữa đông lại ở đầu vết thương. Ngoài ra, bạn cần rửa sạch vết thương bằng nước muối ấm để tránh nhiễm trùng.

Phải rửa sạch bụi bẩn nước vết thương để tránh bị nhiễm trùng. Hãy dùng nước muối ấm để làm sạch.

3. Băng bó vết thương

Nhiều người thường không băng bó vết thương vì nghĩ rằng nó không quá nặng. Nhưng tốt nhất hãy băng lại để tránh nhiễm trùng và bụi bẩn xâm nhập về sau, nhất là khi bị đâm ở lòng bàn chân hoặc tay.

Sau khi rửa vết thương, đợi khô hẳn rồi dùng băng gạc sạch băng bó lại. Thay băng mỗi ngày để đảm bảo vết thương sạch và nhanh lành.

4. Nếu vết thương bất thường

Đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ khi:

- Vết thương lớn, vật đâm sâu, chảy nhiều máu lâu ngừng.

- Sau khi băng bó vài ngày mà huyết tương chảy ra có mùi lạ, vết thương sưng, đỏ, tấy, có mủ.

- Mảnh vỡ, dị vật vẫn còn trong vết thương (sờ thấy gai và đau nhói).

- Đi tiêm phòng uốn ván nếu cần.

5. Xử lý vết thương khi nghi vấn vật nhọn có thể bị nhiễm HIV

Khi giẫm hoặc bị kim tiêm đâm phải, nạn nhân thường vô cùng lo lắng. Hãy bình tĩnh và làm theo các bước sau:

- Rút ngay kim tiêm ra.

- Để máu tự chảy, có thể vuốt nhẹ cho máu chảy ra. Tuyệt đối không nặn máu vì sẽ tác động đẩy vi-rút (nếu có) đi vào cơ thể nhanh hơn.

- Dùng nước sạch xả vào vết thương cho đến khi hết chảy máu.

- Tuyệt đối không cầm máu hoặc bịt chặt vết thương.

- Rửa sạch vết thương bằng xà bông rồi dùng dung dịch sát khuẩn như Javel 1/10, cồn 70 độ ít nhất 5 phút.

- Đến ngay cơ sở y tế để làm các biện pháp xử lý cần thiết.

Theo Phạm Hậu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h