"Giai điệu hạnh phúc" lần đầu đến với công chúng Việt Nam

Ngày 24/12/2015 17:23 PM (GMT+7)

BTC chương trình hy vọng đem âm nhạc thính phòng đến gần hơn với công chúng yêu nghệ thuật Việt Nam, nhất là giới trẻ.

Đêm nhạc Giai điệu hạnh phúc sẽ diễn ra trong 2 đêm 13 - 14/1/2016 tại Nhà hát lớn Hà Nội, với sự góp mặt của các nghệ sĩ cổ điển hàng đầu Việt Nam trong dàn nhạc giao hưởng thính phòng quốc gia, dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng Honna Tetsuji.  

quot;Giai điệu hạnh phúcquot; lần đầu đến với công chúng Việt Nam - 1

quot;Giai điệu hạnh phúcquot; lần đầu đến với công chúng Việt Nam - 2

quot;Giai điệu hạnh phúcquot; lần đầu đến với công chúng Việt Nam - 3

Quang cảnh buổi họp báo giới thiệu đêm nhạc "Happiness Concert" - "Giai điệu hạnh phúc" tại Hà Nội.

Âm nhạc là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu, mang lại hạnh phúc cho con người. Đó chính là lý do BTC chọn đặt tên chương trình là Happiness Concert - Giai điệu hạnh phúc, với hy vọng qua âm nhạc đem đến cho khán thính giả cảm xúc vui tươi, lạc quan, sinh động. Buổi hòa nhạc cũng được kỳ vọng mở rộng đối tượng, đưa nhạc thính phòng tới gần hơn với người Việt Nam. 

Chuỗi hòa nhạc Happiness Concert - Giai điệu hạnh phúc được dự kiến sẽ thực hiện trong 3 năm liên tiếp, từ 2016 đến 2018. Năm nay, đêm nhạc được chia làm 3 phần:

Phần 1:

Mở màn, Giai điệu hạnh phúc giới thiệu tác phẩm Overture từ vở Opera cuối cùng của Gioachino Antonio Rossini - William Tell. Với giai điệu đẹp, hoành tráng và biểu cảm, khúc khởi nhạc William Tell được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Trong các bộ phim hoạt hình cũng như trong các buổi diễu hành, nhiều phân đoạn của khúc khởi nhạc này vẫn thường xuyên được sử dụng. Ví dụ tiêu biểu là phân đoạn Bão Tố hay được Walt Disney sử dụng cho bộ phim hoạt hình Mickey

Còn hãng Warner Bros thì sử dụng phân đoạn này cho bộ phim về chú hải cẩu Wally Wallus. Và không thể không nhắc đến bộ phim về anh chàng thủy thủ Popeye quen thuộc Popeye Meets William Tell

Gioachino Antonio Rossini (1792-1868) là nhà soạn nhạc người Ý. Ông đã sáng tác 39 bản Opera, nhạc thánh ca, nhạc thính phòng, các tác phẩm cho piano và nhạc cụ. Những giai điệu đầy cảm hứng và có thiên hướng giống các bài hát là điểm đáng chú ý trong nhạc phẩm của Rossini, chính điều này đã giúp ông có biệt danh "Mozart của Italia". 

Tiếp đến đêm nhạc mang đến công chúng loạt tác phẩm cổ điển vượt thời gian của tác giả Leroy Anderson. Leroy Anderson (1908 –1975) là nhà soạn nhạc người Mỹ, nổi tiếng với những sáng tác ngắn gọn, nhẹ nhàng. Mở đầu chuỗi tác phẩm của Leroy Anderson là Bugler's Holiday. Năm 1954, Leroy Anderson viết Bugler's Holiday - tác phẩm tam tấu kèn trumpet biểu diễn cùng dàn nhạc. Kể từ khi ra đời năm 1954, tác phẩm chính là động cơ thúc đẩy các nhạc công kèn trumpet phát triển kỹ thuật đánh lưỡi kép cũng như chất lượng của âm chuông. 

Bản giao hưởng thứ 3 trong phần 1 của Giai điệu hạnh phúc là tác phẩm The Syncopated Clock cũng của Leroy Anderson. Bản nhạc này được viết năm 1945 khi ông đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. The Syncopated Clock từng được chọn làm nhạc hiệu cho chương trình truyền hình The Late Show, giúp cho âm nhạc của Anderson đến với công chúng một cách rộng rãi.

quot;Giai điệu hạnh phúcquot; lần đầu đến với công chúng Việt Nam - 4

quot;Giai điệu hạnh phúcquot; lần đầu đến với công chúng Việt Nam - 5

quot;Giai điệu hạnh phúcquot; lần đầu đến với công chúng Việt Nam - 6

Phần 2:

Dàn nhạc giao hưởng thính phòng Việt Nam sẽ tiếp tục giới thiệu đến công chúng 2 tác phẩm vượt thời gian của Leroy Anderson là Jazz PizzicatoThe Waltzing Cat. Jazz Pizzicato được Leroy Anderson viết cho dàn dây vào tháng 5 năm 1938. 

Mở đầu cho tác phẩm, âm thanh từ dàn đây vang lên với kỹ thuật luyến ngắt trên những nốt chính tạo nên hiệu ứng như tiếng meo meo. Phần giữa của bản nhạc gợi về những bản nhạc trong các bộ phim hoạt hình với cảnh hành động vui nhộn của mèo và chuột. Chủ đề chính tiếp tục trở lại với tiếng meo meo quyến rũ kết thúc nhạc phẩm duyên dáng này.  

Phần 3:

Ngoài việc giới thiệu các tác phẩm đương đại vượt thời gian của Leroy Anderson, Giai điệu hạnh phúc còn mang tới cho công chúng yêu nhạc cổ điển Bản giao hưởng số 5 cung Đô thứ, Op. 67 của Ludwig van Beethoven.

Bản giao hưởng số 5 cung Đô thứ, Op. 67 được Ludwig van Beethoven ấp ủ trong thời gian khá dài từ năm 1804 đến năm 1808. Đây là tác phẩm giao hưởng phổ biến và nổi tiếng hơn cả trong toàn bộ những nhạc phẩm thuộc thời kỳ cổ điển châu Âu. Đây cũng là một trong những bản giao hưởng được chơi thường xuyên nhất. Ngay thời điểm đó, E.T.A. Hoffmann đã nói về nó như “một trong những tác phẩm quan trọng nhất của thời đại".

Quỳnh Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chương trình ca nhạc