300.000 ca nạo phá thai/năm: Những hậu quả nặng nề về tâm lý, sức khỏe chị em

Thảo Nguyên - Ngày 04/03/2023 16:00 PM (GMT+7)

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc 2022 (UNFPA), Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao nhất thế giới.

Mới đây, theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc 2022 (UNFPA), Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao nhất thế giới.

Cũng theo tổ chức này, chỉ 20% phụ nữ chưa kết hôn sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục, thậm chí, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ở nhóm tuổi nữ 15-19 tuổi rất thấp, chỉ đạt 4%, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn của nhóm này lên tới 8,6%.

Hàng năm, Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, trong số này 30% là phụ nữ từ 15 đến 19 tuổi, 70% là học sinh, sinh viên.

Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao nhất thế giới. (Ảnh minh họa)

Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao nhất thế giới. (Ảnh minh họa)

Việc gia tăng tỷ lệ có thai ở tuổi vị thành niên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Ngoài quan hệ tình dục sớm ngày càng nhiều trong khi việc giáo dục từ gia đình và nhà trường rất ít, kém hiệu quả dẫn tới có thai ngoài ý muốn. Ngoài ra, nhiều lý do dẫn đến việc xin phá thai ở trẻ vị thành niên như: Gia đình ép buộc, bạn tình ép buộc, còn đi học, chưa có điều kiện nuôi con, không biết về biện pháp tránh thai, không biết tuổi có thai phù hợp…

Đặc biệt, môi trường sống cũng ảnh hưởng đến việc phá thai như đói nghèo, bỏ học, gia đình không hạnh phúc, thường xuyên thay đổi chỗ ở, trình độ học vấn thấp hoặc không có việc làm…

Những hậu quả trầm trọng của nạo phá thai

Tăng tỷ lệ vô sinh thứ phát

Việc nạo phá thai dẫn đến rất nhiều hậu quả về sức khỏe, tâm lý và xã hội. Đặc biệt, nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn nhưng đến khi thai to mới quyết định phá. Theo thống kê, 70% phá thai ở tuổi vị thành niên là thai trên 12 tuần. Tỷ lệ vô sinh thứ phát được ghi nhận cao gấp 3-4 lần đối với những người không có tiền sử nạo phá thai. Tỷ lệ sảy thai khi mong muốn có con cũng cao hơn nhóm không có tiền sử nạo hút, do tổn thương cổ tử cung.

Để lấy lại khả năng sinh sản, bác sĩ sẽ phải mổ nội soi gỡ dính buồng tử cung hoặc gỡ dính vòi trứng. Nhiều trường hợp không thể có thai tự nhiên lại được và phải làm thụ tinh trong ống nghiệm rất tốn kém.

Đối mặt với những sang chấn sau nạo hút

Rối loạn kinh nguyệt là hệ quả tương đối thường gặp, sót rau phải nạo hút lần hai, sang chấn tử cung như thủng, rách cổ tử cung...

Bên cạnh đó, sau nạo phá thai có thể bị nhiễm trùng do thực hiện ở các cơ sở y tế không đủ điều kiện hoặc vô khuẩn kém.

Hoặc có thể do giấu giếm gia đình, sau phá thai, trẻ không hoặc ít sử dụng kháng sinh và nội tiết chống dính buồng tử cung. Điều này cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Việc gia tăng tỷ lệ có thai do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. (Ảnh minh họa)

Việc gia tăng tỷ lệ có thai do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. (Ảnh minh họa)

Sang chấn tâm lý nặng nề

Sau nạo phá thai, nhiều cô gái trẻ bị sang chấn tâm lý nặng như suy nhược, thậm chí trầm cảm, lo âu, nghiện rượu, tự tử…

Gánh nặng trực tiếp cho xã hội

Có thai sớm sẽ làm giảm cơ hội học tập và làm việc của phụ nữ trẻ. Điều này khiến người trong cuộc và cả gia đình rơi vào cuộc sống bấp bênh hơn trong tương lai.

Xã hội cũng phải chịu gánh nặng trực tiếp như gia tăng trợ giúp y tế, trợ cấp đói nghèo và gián tiếp tạo ra lao động có trình độ thấp.

Những ca tự phá thai biến chứng nặng khiến bác sĩ cũng đau lòng
Những sản phụ này nhập viện trong tình trạng cổ tử cung bị rách chằng chịt nhiều điểm, dịch âm đạo hôi thối, thai nhi đã hoại tử và sức khỏe của mẹ bầu nguy kịch.

Nạo phá thai

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nạo phá thai