5 bộ phận mẹ bầu càng vệ sinh sạch sẽ trước khi lên bàn đẻ càng tự tin vượt cạn dù sinh thường hay mổ

Thảo Nguyên - Ngày 06/02/2023 14:00 PM (GMT+7)

Chú ý vệ sinh những bộ phận cơ thể này đúng cách trước khi đi đẻ sẽ giúp mẹ bầu có được hành trình vượt cạn thoải mái, tự tin để chờ đón khoảnh khắc bé yêu chào đời.

Trong những ngày cuối cùng của thai kỳ, ngoài kiểm tra lại các đồ dùng cần thiết và chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng vượt cạn, mẹ bầu cần chú ý vệ sinh sạch sẽ những bộ phận này trên cơ thể.

Cắt tóc gọn gàng và tắm gội sạch sẽ

Khi “lâm bồn”, sản phụ sẽ phải tốn nhiều sức lực, vì thế sẽ bị đổ mồ hôi nhiều. Quá trình này sẽ làm cho thai phụ có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Chưa kể ngay sau sinh, nhiều sản phụ cũng không thể tắm ngay được.

Bởi thế các mẹ bầu nên chú ý cắt tỉa tóc ngắn để không cảm thấy vướng víu, bất tiện khi sinh. Nếu vẫn muốn giữ mái tóc dài thì cần tắm giặt, gội đầu sạch sẽ rồi buộc tóc gọn gàng.

Các mẹ bầu nên chú ý cắt tóc gọn gàng để không cảm thấy vướng víu, bất tiện khi sinh. (Ảnh minh họa)

Các mẹ bầu nên chú ý cắt tóc gọn gàng để không cảm thấy vướng víu, bất tiện khi sinh. (Ảnh minh họa)

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Thời kỳ mang bầu, nội tiết tố trong cơ thể chị em có nhiều thay đổi, kéo theo sự thay đổi về hoạt động và chức năng của các cơ quan sinh sản. Thời điểm này, âm đạo tiết dịch nhiều hơn khiến môi trường bên trong âm đạo trở nên ẩm ướt, tạo điều kiện cho sự xuất hiện, phát triển của vi khuẩn và nấm gây nên các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ.

Trước khi lên bàn đẻ, mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín thật sạch dù là sinh mổ hay thường.  

5 bộ phận mẹ bầu càng vệ sinh sạch sẽ trước khi lên bàn đẻ càng tự tin vượt cạn dù sinh thường hay mổ - 2

Cắt móng tay, móng chân

Sau quá trình vượt cạn, các sản phụ sẽ được tiếp xúc với em bé. Tay chính là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với con. Vì làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh nên mẹ hãy đảm bảo móng tay không sắc nhọn hay bị bẩn trước khi chăm sóc bé.

Khi móng tay chân của mẹ quá dài sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, nhất là vi khuẩn về đường ruột và gây tổn thương cho trẻ khi tiếp xúc bởi làn da của trẻ vẫn còn rất mỏng. Vậy nên trước khi đi sinh, mẹ nhớ cắt móng tay, móng chân gọn gàng.

Vệ sinh nhũ hoa

Hầu hết sau sinh các bé sẽ được cho bú sữa mẹ. Vì thế, mẹ bầu cần vệ sinh nhũ hoa sạch sẽ trước khi sinh. Quá trình này không chỉ giúp làm sạch nhũ hoa mà còn giúp mẹ không bị tắc tuyến sữa.

Để vệ sinh nhũ hoa, chị em có thể dùng bông tắm mềm chà nhẹ nhàng hai bên nhũ hoa, tránh chà mạnh bằng móng tay vì có thể làm tổn thương đầu nhũ hoa của mình.

Hầu hết sau sinh các bé sẽ được cho bú sữa mẹ. (Ảnh minh họa)

Hầu hết sau sinh các bé sẽ được cho bú sữa mẹ. (Ảnh minh họa)

Làm sạch hậu môn

Quá trình sinh nở đòi hỏi mẹ bầu phải cố sức rặn rất nhiều nên thực tế có không ít trường hợp mẹ bầu vô tình đi đại tiện ngay trên bàn sinh. Điều này không những mang lại cảm giác xấu hổ cho mẹ, việc đại tiện trong khi sinh có thể gây mất vệ sinh và nhiễm khuẩn các dụng cụ y khoa. Bên cạnh đó, nó cũng gây ra một số khó khăn không cần thiết cho các bác sĩ.

Bởi thế trước khi sinh, mẹ bầu có thể tự mua dụng cụ và tiến hành thông thụt ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ hậu môn trước khi đi đẻ.

Tuy nhiên với những chị em bị vỡ ối sớm, ngôi thai ngược, có tiền sử sinh mổ, sinh nhanh, bị các bệnh tim mạch… các bác  sĩ khuyến cáo không nên tự ý thụt rửa tại nhà mà nên trao đổi trước với bác sĩ sản khoa trước khi thực hiện.

Chuẩn bị đồ đi sinh mẹ bầu nên mang theo những gì cho đầy đủ và hữu ích nhất?
Với những mẹ lần đầu mang bầu chưa có kinh nghiệm đi đẻ sẽ không biết nên chuẩn bị đồ đi sinh sao cho đầy đủ nhất. Mẹ bầu có thể tham khảo danh sách đồ dưới đây.

Chuẩn bị đồ và tâm lí

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cẩm nang đi đẻ