Bà bầu ăn vú sữa được không và ăn bao nhiêu là tốt?

Thùy Dương. - Ngày 25/03/2013 14:00 PM (GMT+7)

Bà bầu ăn vú sữa được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bà bầu có thể ăn vú sữa nhưng chỉ ăn quả chín kỹ và lượng nhỏ, không ăn quá nhiều vì trong vú sữa có chất ofacrid có thể gây táo bón.

Vú sữa là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, vị ngọt và thơm rất hấp dẫn. Tuy nhiên, loại quả này ngay cả khi chín vẫn có một phần nhựa nhỏ. Ofacrid trong vú sữa có thể gây tình trạng táo bón. Vậy bà bầu ăn vú sữa được không và nên ăn như thế nào là tốt?

Thành phần dinh dưỡng của vú sữa

Lớp cùi của quả vú sữa ăn được và rất thơm ngon. Vú sữa có vị ngọt, hay được làm lạnh để ăn hoặc làm sinh tố... Quả vú sữa có màu tía, lớp vỏ dày hơn và cùi thịt đặc hơn còn loại quả màu nâu lục có vỏ mỏng và nhiều cùi, thịt nhão.

Thành phần dinh dưỡng của quả vú sữa cũng rất giàu vitamin và khoáng chất. Cụ thể, trong 1 quả vú sữa có thể cung cấp:

- Canxi 14,65mg

- Phốt pho 73,23mg

- Kali 67,2mg

- Magiê 3,3mg

- Sắt 2,33mg

- Nước 73,23mg

- Protein 2,33mg

- Chất xơ 3,3mg

- Năng lượng 67,2mg

- Carbohydrate 14,65mg

- Vitamin C 14,5mg

Trong đó, vú sữa rất giàu vitamin A, B1, B2, B3, nhất là gluxit, canxi, dầu axit malic, thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh sạm da, kháng khuẩn… Vậy với những thành phần dinh dưỡng như vậy thì bà bầu ăn vú sữa được không?

Vú sữa là một loại trái cây rất giàu dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

Vú sữa là một loại trái cây rất giàu dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn vú sữa được không?

Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn được quả vú sữa trong thời gian mang thai. Quả vú sữa là một thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong cả quá trình mang thai. Có bầu ăn vú sữa bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và thai nhi. Vú sữa giàu sắt, canxi giúp ngăn ngừa thiếu máu, phát triển xương, răng, tóc của thai nhi. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu khỏe mạnh, gluxit giúp tăng cường hoạt động của nhu động ruột, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, bà bầu ăn vú sữa chỉ nên ăn quả chín kỹ, không ăn được vú sữa còn xanh, cũng không ăn nhiều vú sữa. Trong quả vú sữa có nhiều ofacid - một chất gây táo bón khi mang thai nếu ăn quá nhiều.

Bà bầu có thể ăn vú sữa trong cả thai kỳ nhưng không nên ăn quá nhiều (Ảnh minh họa)

Bà bầu có thể ăn vú sữa trong cả thai kỳ nhưng không nên ăn quá nhiều (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn vú sữa có lợi ích gì?

Bà bầu có thể ăn quả vú sữa trong cả thai kỳ và ăn với một lượng vừa phải thì đều có những lợi ích tốt cho sức khỏe. Những lợi ích khi bà bầu ăn vú sữa đó là:

- Bổ sung sắt, ngừa thiếu máu

Vú sữa là một loại quả có thể cung cấp một lượng sắt giúp bà bầu tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Lượng sắt từ trái cây tự nhiên tốt cho sức khỏe và hấp thụ tốt nhất.

- Bổ sung canxi

Trong 1 quả vú sữa có thể cung cấp Canxi 14,65mg, đây là một nguồn cung cấp canxi dồi dào cho mẹ bầu. Canxi vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển hệ xương, răng, tóc của thai nhi. Đồng thời, bổ sung đủ canxi khi mang thai cũng giúp mẹ bầu tránh được tình trạng loãng xương.

- Cải thiện hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả vú sữa có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, hoạt động của nhu động ruột, mẹ bầu có thể tránh được tình trạng táo bón khi có thai, tốt cho sự hoạt động của đường ruột.

- Tăng cường sức đề kháng

Với hàm lượng vitamin C, A, B1, B2, B3... giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bà bầu đẩy lùi triệu chứng cảm lạnh, ho, đau đầu, mệt mỏi...

- Kiểm soát cân nặng

Vú sữa giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời cũng không có nhiều calo, do đó đây là loại quả đặc biệt có hiệu quả trong kiểm soát cân nặng cho mẹ bầu.

- Làm đẹp da

Với hàm lượng vitamin C giúp kích thích sự tái tạo collagen, cải thiện làn da, làm săn chắc cơ, căng mịn da giúp bà bầu có được làn da đẹp.

Có bầu ăn vú sữa tốt cho cả mẹ và bé (Ảnh minh họa)

Có bầu ăn vú sữa tốt cho cả mẹ và bé (Ảnh minh họa)

Bà bầu nên ăn bao nhiêu vú sữa và ăn như thế nào?

Tuy vú sữa rất giàu dinh dưỡng nhưng nếu ăn quá nhiều thì chất ofacrid có thể làm mẹ bầu bị táo bón. Vì vậy, bà bầu chỉ nên ăn 100 - 200g vú sữa/ lần ăn/ ngày. Không nên ăn hàng ngày.

Khi ăn vú sữa chỉ ăn những quả chín kỹ để hạn chế tối đa nhựa của quả này. Chọn những quả vú sữa vỏ nhẵn bóng, ít tì vết, bóp nhẹ có sự đàn hồi. Gọt thật kỹ phần vỏ ngoài, chỉ ăn phần ruột bên trong tránh lượng nhựa nạp vào cơ thể.

Những mẹ bầu bị dị ứng với vú sữa hay các loại quả họ hồng xiêm (Sapotaceae) chẳng hạn sapôchê hay lêkima thì không nên ăn vú sữa.

Về cách ăn vú sữa, mẹ bầu nên gọt bỏ hoàn toàn phần vỏ của vú sữa, chỉ lấy phần ruột bên trong và chế biến thành các món như chè vú sữa hạt lựu, vú sữa dầm, sinh tố vú sữa…

Khi ăn vú sữa, mẹ bầu nên bổ sung thêm nước lọc, ăn nhiều rau củ quả, trái cây có tính mát để tránh tình trạng táo bón.

Về cơ bản, bà bầu có thể ăn vú sữa trong thai kỳ. Tuy nhiên, mỗi mẹ bầu có một thể trạng khác nhau, vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn loại quả này.

Thùy Dương.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác