Anh em họ học vấn cao vẫn quyết lấy nhau, gia đình chồng đồng ý xin tinh trùng sinh con

Ngọc Linh - Ngày 20/06/2022 06:00 AM (GMT+7)

Bác sĩ đã khuyên cặp đôi nên sinh con từ tinh trùng người khác để đảm bảo bé chào đời khỏe mạnh.

Tại nhiều quốc gia và kể cả Việt Nam, hôn nhân cận huyết trong vòng 3 đời đều bị cấm, vừa để duy trì đạo đức, thuần phong mỹ tục, vừa để đảm bảo thế hệ tương lai sinh ra khỏe mạnh, không dị tật. Vậy nhưng vẫn có không ít những trường hợp anh em họ gần cố tình kết hôn với nhau và gặp khó khăn trong việc quyết định sinh con. 

Ngày 1/6 vừa qua, trên Star Video - nền tảng video phổ biến tại Trung Quốc, lan truyền clip bác sĩ đang tư vấn cho một phụ nữ bị hiếm muộn ở tỉnh Cam Túc. Nữ bệnh nhân và chồng tìm mọi cách vẫn không thể có con. Nữ bệnh nhân hiếm muộn cho biết cô từng sảy thai 4 lần và 3 lần thụ tinh bằng ống nghiệm nhưng không thành công. 

Khi hỏi về tiền sử gia đình cô gái, nữ bác sĩ đã rất sốc khi người phụ nữ nói rằng chồng hiện tại chính là anh họ gần, con chị gái của bố. Cả hai vợ chồng đều là cử nhân tốt nghiệp các trường đại học.

Bác sĩ bất ngờ khi bệnh nhân tiết lộ chồng là anh họ và cả hai đã nhiều lần bị sảy thai.

Bác sĩ bất ngờ khi bệnh nhân tiết lộ chồng là anh họ và cả hai đã nhiều lần bị sảy thai. 

"Theo tôi được biết, thường những người có ít học thức và hạn chế về nguồn thông tin mới kết hôn với họ hàng thân thuộc. Tại sao cả hai vợ chồng cô đều tốt nghiệp đại học mà vẫn quyết định cưới nhau", vị bác sĩ thắc mắc nhưng người vợ chỉ im lặng. 

Khi bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân rằng việc hôn nhân cận huyết cũng có thể là lý do khiến người vợ dễ bị sảy thai. Hơn nữa nếu mang thai thành công thì nguy cơ sinh con dị tật cũng cao hơn những cặp đôi khác. Khi được hỏi liệu có muốn ly hôn để tìm đến một nửa phù hợp để sinh con, nữ bệnh nhân trả lời "Nếu phải ly hôn thì thà không cần có con nữa", bởi hai vợ chồng có mối quan hệ tốt đẹp.

Cuối cùng, bác sĩ đành khuyên hai vợ chồng tìm người khác cho tinh trùng. Đó có thể là cách tốt nhất để họ sinh được một đứa con khỏe mạnh. "Tôi thấy cách đó là hợp lý. Cả chồng tôi và gia đình đều đồng ý làm theo cách này", người phụ nữ nói.

Sau khi đoạn video phổ biến trên mạng xã hội, rất nhiều người đã chỉ trích cặp vợ chồng này và lên tiếng gay gắt về vấn đề hôn nhân cận huyết. Kết hôn giữa anh em họ là bất hợp pháp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi, hôn nhân giữa những họ hàng ruột thịt vẫn đang tồn tại, bất chấp quy định của luật pháp. Thực trạng này diễn ra nhiều hơn ở các vùng miền núi, hải đảo do hệ thống thông tin kém phát triển.

Khi bố mẹ kết hôn cận huyết, nguy cơ sinh con bị dị tật sẽ cao hơn các cặp đôi khác. (Ảnh minh họa)

Khi bố mẹ kết hôn cận huyết, nguy cơ sinh con bị dị tật sẽ cao hơn các cặp đôi khác. (Ảnh minh họa)

Vì vậy, cư dân mạng nước này đã bày tỏ sự ngạc nhiên khi biết rằng ở thời hiện đại, những người có trình độ học vấn cao vẫn chọn kết hôn với anh em họ.

Đa số bình luận cho rằng mối quan hệ tình cảm giữa anh em họ ruột thịt là không thể chấp nhận. Đặc biệt, vợ chồng có quan hệ cận huyết muốn sinh con chung được cho là quyết định ích kỷ vì đứa bé sinh ra có thể mang khuyết tật.

Bố mẹ kết hôn cận huyết, con sinh ra có nguy cơ dị tật gì?

Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ. Theo thống kê, những đứa trẻ được sinh ra từ những ông bố bà mẹ có hôn nhân cận huyết thống có nguy cơ mắc các bệnh  máu cao gấp 10 lần so với những trẻ bình  thường khác. Điển hình của các bệnh máu này là Thalassemia (tan máu di truyền) và Hemophilia (rối  loạn đông máu di truyền). 

Nguyên nhân gây những bệnh này là do những người trong cùng dòng họ có khả năng mang gen  bệnh cao hơn bình thường mà bản thân họ không biết mình  mang gen bệnh nên kết hôn cận huyết thống sẽ xảy ra hiện  tượng kết hợp các gen mang bệnh của bố mẹ và gây bệnh  cho con. Khả năng di truyền Thalassemia là bệnh di truyền  dạng lặn của nhiễm sắc thể thường, đối với những cặp vợ chồng mang gen bệnh sẽ gây bệnh cho tất cả các con ở thế  hệ tiếp theo với những dấu hiệu đặc trưng như da xanh xao (do thiếu máu), mũi tẹt, khuôn mặt bị biến dạng, bụng phình to, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị sớm, đúng liệu trình. 

Đối với bệnh Hemophilia thì người mẹ mang gen bệnh chỉ truyền cho con trai và con gái mang gen lặn với biểu hiện dễ nhận biết nhất là chảy máu nhiều hơn và lâu hơn bình thường. Cả hai bệnh lý về máu này đều đòi hỏi người  bệnh phải điều trị suốt đời để có cuộc sống bình thường.

Ngoài  những bệnh lý về máu, hôn nhân cận huyết thống còn gây ra một số bệnh lý khác như mù màu, bạch tạng, da vảy cá... làm  suy giảm chất lượng giống nòi và gánh nặng cho gia đình, xã hội. 

8 năm không có con, cô gái đi khám rồi choáng váng nhìn thứ bác sĩ lấy ra khỏi người
3 tháng sau khi "dị vật" được lấy ra, cô đã vui mừng thông báo có "tin vui".

Câu chuyện mang thai

Theo Ngọc Linh (Dịch từ SCMP)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu