Bà bầu ăn bồn bồn được không?

Linh San - Ngày 25/06/2022 09:30 AM (GMT+7)

Bà bầu ăn bồn bồn được không? Bồn bồn nổi tiếng với nhiều món ăn khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc hay của Đông y, giúp chữa được nhiều bệnh.

Bồn bồn còn được gọi là thủy hương bồ, hương bồ thảo, cỏ nến, cỏ lác… có tên khoa học là Typha orientalis G.A , là thực vật sống tại các vùng ngập nước, phát triển tại mé sông hoặc trong ao hồ, nơi có những dòng nước chảy chậm, khả năng chịu phèn mặn, chịu ngập sâu lên tới 1m.

Bà bầu có được ăn bồn bồn không? (Ảnh minh họa)

Bà bầu có được ăn bồn bồn không? (Ảnh minh họa)

Trước kia, bồn bồn là giống cây mọc hoang dại, tuy nhiên, trong những năm gần đây, người dân tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cà Mau...đã trồng bồn bồn tại các ao nuôi tôm và cá nước ngọt.

Bà bầu ăn bồn bồn được không?

Cây bồn bồn được thu hoạch vào khoảng đầu tháng 5 đến hết mùa mưa. Bồn bồn sau khi được thu hoạch sẽ loại bỏ lá và lấy phần lõi bên trong, ngâm cùng với nước vo gạo và chế biến thành các món ăn.

Theo Đông y, rau bồn bồn không đơn thuần chỉ là món ăn dân dã mà còn mang đến công dụng chữa bệnh như:

- Hỗ trợ điều trị các bệnh về tai, đặc biệt là bệnh chảy máu tai ở trẻ nhỏ.

- Hỗ trợ chữa các bệnh lý của phụ nữ, đặc biệt là chứng rối loạn kinh nguyệt.

- Hỗ trợ bảo vệ và chăm sóc thai nhi.

- Phấn hoa bồn bồn được dùng để chứng ho ra máu, tiêu viêm, chảy máu cam.

- Hỗ trợ điều trị chứng đau hông, tình trạng tức ngực.

Bồn bồn mang đến nhiều công dụng khác nhau cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Bồn bồn mang đến nhiều công dụng khác nhau cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Từ những công dụng này, bà bầu có thể ăn rau bồn bồn. Tuy nhiên, để đảm bảo yên tâm về sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, chị em mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn thực phẩm lạ hoặc vẫn chưa chắc chắn về công dụng của thực phẩm đó.

Một số lợi ích khác của bồn bồn

Nhìn chung, các bộ phận của cây bồn bồn đều có thể sử dụng làm thực phẩm, các ứng dụng y học khác nhau và dùng cung cấp cho nhiều mục đích khác như cách nhiệt, lợp tranh, dệt vải hoặc cung cấp môi trường sống cho động vật hoang dã, phục hồi đất bị ngập nước.

- Đối với phần thân và rễ: Có thể dùng để ăn sống hoặc nấu chín nhờ hương vị ngọt bùi. Khi chế biến cần bóc hết lớp vỏ ngoài, một số người thường luộc và ăn như khoai tây hoặc nghiền nhỏ và luộc để thu được một loại siro ngọt.

Ngoài ra, bồn bồn cũng được dùng sấy khô,nghiền thành bột, dùng làm chất làm đặc trong súp hoặc thêm vào ăn trong bột ngũ cốc. Không những thế, bột của cây bồn bồn cũng rất giàu protein nên thường được sử dụng để làm bánh mì, bánh ngọt, bánh quy.

Bồn bồn được chế biến làm nhiều món ăn khác nhau. (Ảnh minh họa)

Bồn bồn được chế biến làm nhiều món ăn khác nhau. (Ảnh minh họa)

- Đối với phần chồi và thân cây: Chồi non của cây bồn bồn mọc vào mùa xuân nên người dân trồng thường lấy để ăn sống hoặc nấu tương tự như măng tây. Những chồi non sẽ được cắt khỏi phần thân ngầm khi chúng phát triển chiều dài từ 10-40cm.

Với những cây trưởng thành sẽ được sử dụng phần gốc sống hoặc nấu chín sau khi đã loại bỏ phần bên ngoài. Với phần gốc của thân bám vào thân rễ có thể luộc hoặc rang như khoai tây. Ăn sống thân cây bồn bồn hoặc nấu chín, làm súp...sẽ thấy có vị giống ngô ngọt. Thậm chí, phần hạt của cây với kích thước khá nhỏ cũng cho mùi thơm rất dễ chịu khi rang.

- Đối với phần phấn hoa: Phần phấn hoa được thu hoạch bằng cách đặt thân hoa lên một thùng rộng nhưng nông, sau đó gõ nhẹ vào thân và dùng bàn chải mịn phủi phấn hoa. Phấn hoa có công dụng giúp thông tiểu, lợi tiểu, cầm máu, chống đông máu.

Vì thế, chúng thường được dùng trong việc điều trị đau bụng kinh, rong huyết, chảy máu tử cung bất thường, áp xe, đau sau sinh, ung thư hệ bạch huyết hoặc điều trị chấn thương, sán dây, tiêu chảy. Ngoài ra, nhờ có màu xanh lục hoặc vàng tươi nên phấn hoa cũng được dùng làm cho bánh quy, bánh kếp có màu vàng đẹp mắt.

Lưu ý khi bà bầu ăn bồn bồn

- Do cây bồn bồn rất nhanh chín nên trong quá trình chế biến không nên đun sôi quá lâu sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng và mất đi vị giòn tự nhiên của bồn bồn.

- Bà bầu bị thể âm hư, không bị ứ huyết thì không nên dùng bồn bồn làm dược liệu.

- Những bà bầu bị dị ứng với thành phần của cây bồn bồn cũng không nên dùng.

Bà bầu ăn củ sắn được không? Những điều mẹ bầu nên biết khi ăn sắn
Bà bầu ăn củ sắn được không? Sắn là một trong số các loại lương thực khá phổ biến trong những bữa ăn của người Việt xưa. Với hương vị thơm bùi nên nhiều mẹ bầu trong thời gian mang thai rất thèm ăn củ sắn. Tuy vậy, liệu bà bầu ăn sắn được không và nếu ăn

Chăm sóc bà bầu

Theo Linh San (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ