Bà bầu uống nước mía có tốt không và nên uống bao nhiêu là đủ?

Thùy Dương. - Ngày 26/11/2020 18:54 PM (GMT+7)

Bà bầu uống nước mía được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bà bầu hoàn toàn có thể uống nước mía nhưng chỉ nên uống một lượng vừa phải tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nước mía là một đồ uống ngọt, thanh mát và khá sạch nên được nhiều bà bầu yêu thích. Nhưng nước mía lại ngọt nên nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết bà bầu có nên uống nước mía hay không và nên uống bao nhiêu thì tốt.

Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Mía có nhiều dinh dưỡng thiết yếu như sắt, magie, canxi cũng như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6 và C, đặc biệt là trong mía có chất xơ hòa tan, chất chống oxy hóa và phytonutrients dồi dào... rất bổ dưỡng và thanh mát. Những dưỡng chất này đều cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển thai nhi.

Vì vậy, bà bầu uống nước mía được và có nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Bà bầu uống nước mía có tốt không và nên uống bao nhiêu là đủ? - 1

Bà bầu uống nước mía có thể bổ sung các dưỡng chất cần thiết (Ảnh minh họa)

Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không?

Nước mía là một trong những loại nước giải khát có chứa 70% thần phần là các loại đường, nước mía được xem là một nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho mẹ bầu.

Tuy nước mía có rất nhiều đường nhưng đây là loại đường có khả năng bão hòa chuyển hóa tốt nên nước mía không gây nguy hại như những loại thực phẩm, đồ uống chứa đường khác.

Bà bầu 3 tháng đầu uống nước mía không chỉ giúp cung cấp đủ năng lượng mà còn giúp mẹ bầu giảm thiểu được tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên, với những mẹ bầu kỵ đồ ngọt thì 3 tháng đầu nên hạn chế sử dụng nước mía vì chúng có thể làm cho tình trạng nghén trở nên nặng hơn, gây buồn nôn, khó tiêu.

Lợi ích của nước mía đối với bà bầu

Bà bầu uống nước mía tốt cho sức khỏe và hoàn toàn có thể sử dụng nước mía trong suốt thai kỳ nếu không gặp phải những vấn đề về đường huyết. Những lợi ích của bà bầu uống nước mía đó là:

Bà bầu uống nước mía có tốt không và nên uống bao nhiêu là đủ? - 2

Nước mía tốt cho cả mẹ và em bé (Ảnh minh họa)

- Nước mía cung cấp vitamin và khoáng chất cho bà bầu

Nước mía cung cấp các dưỡng chất như canxi, đồng, magie, kali, sắt và các vitamin A, B, C, gần 30 axit hữu cơ khác... bổ sung cho mẹ bầu. Các dưỡng chất đó đều cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi.

- Nước mía giúp tăng cường hệ miễn dịch

Cách chất chống oxy hóa có trong nước mía giúp củng cố thêm hàng rào đề kháng, giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, tránh các bệnh thường gặp khi mang thai như cảm, cúm, nhiễm trùng... Hệ miễn dịch của mẹ tốt đồng thời cũng giúp bảo vệ thai nhi.

- Nước mía bổ sung năng lượng cho bà bầu

Bà bầu uống nước mía sẽ giúp cung cấp năng lượng cần thiết bởi lượng đường có trong nước mía cải thiện mức năng lượng, bù nước, làm dịu cơn khát và cân bằng chỉ số đường huyết.

- Chống nhiễm trùng đường tiểu cho bà bầu

Nhiễm trùng đường tiểu khá phổ biến ở các mẹ bầu. Mẹ bầu uống nước mía giúp cơ thể chống lại quá trình nhiễm trùng nhờ vào nguồn khoáng chất và chất chống oxy hóa.

- Nước mía tốt cho hệ tiêu hóa

Có bầu uống nước mía có thể giúp cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa như táo bón. Chất kali có trong nước mía giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.

- Nước mía giúp ổn định cân nặng

Các chất polyphenol có trong nước mía giúp tăng cường trao đổi chất và duy trì cân nặng của mẹ bầu.

- Tăng cường sức khỏe thai nhi

Nước mía giàu protein và đặc biệt là axit folic (vitamin B9), dưỡng chất này rất quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro liên quan đến khuyết tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống.

Bà bầu uống nước mía có tốt không và nên uống bao nhiêu là đủ? - 3

Nước mía bổ sung dưỡng chất cho mẹ và tăng trưởng thai nhi (Ảnh minh họa)

- Cải thiện làn da của mẹ bầu

Nước mía có chứa axit alpha hydroxy có thể giúp làn da của mẹ tươi sáng, rạng rỡ, đẩy lùi các chứng rạn da, nổi mụn, nhăn da... khi mang thai.

Bà bầu uống nước mía bao nhiêu thì tốt?

Theo các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên uống quá 1 ly (200ml) nước mía/ ngày. Bà bầu có thể uống vào buổi trưa hoặc xế chiều. Không uống quá nhiều, không thay thế nước mía bằng những loại nước khác.

Đối với những mẹ bầu bị tiểu đường hay gặp các vấn đề liên quan đến đường huyết hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nước mía.

Bà bầu ăn nho được không và nên ăn bao nhiêu thì tốt?
Bà bầu ăn nho được không là thắc mắc của nhiều mẹ khi mang thai. Bà bầu có thể ăn nho nhưng nên ăn một lượng phù hợp để tránh những ảnh hưởng đến sức...

Thùy Dương. (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ