Bà đẻ ăn rau gì tốt nhất?

Linh San - Ngày 09/05/2022 19:11 PM (GMT+7)

Bà đẻ ăn rau gì vừa tốt cho mẹ lại lợi sữa cho con? Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ sau sinh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, ăn rau xanh, củ quả vừa lợi sữa lại đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân phụ nữ sau sinh.

Bà đẻ ăn rau gì tốt nhất?

- Rau ngót: Đây chính là loại rau "truyền thống" của các bà đẻ sau khi vừa sinh con xong. Rau ngót chứa khá nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C, canxi...không những giúp mẹ tăng cường lượng sữa mà còn giúp co thắt dạ con và đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh, ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm. Nếu không biết phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì thì rau ngót sẽ là sự lựa chọn hàng đầu.

Rau ngót là loại rau hàng đầu cho phụ nữ sau sinh. (Ảnh minh họa)

Rau ngót là loại rau hàng đầu cho phụ nữ sau sinh. (Ảnh minh họa)

- Rau mồng tơi: Với những mẹ bị ít sữa thì rau mồng tơi chính là gợi ý vô cùng tuyệt vời. Thành phần rau mồng tơi chứa nhiều saponin, vitamin A, vitamin B3, sắt, rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Những món ăn nấu từ rau mồng tơi cùng gà ác, đậu đen ninh nhừ sữa giúp mẹ có nhiều sữa, nhanh chóng hồi phục, giúp da dẻ hồng hào và hạn chế chứng táo bón.

- Rau đay: Thường được khuyến khích không nên sử dụng do có tính hàn và nhớt, dễ gây tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu ăn với lượng vừa phải, khoảng 150-200g/ngày sẽ rất tốt để giúp mẹ lợi sữa.

- Rau khoai lang: Là loại rau có vị ngọt thơm, không độc, tính mát, ăn rau lang mỗi ngày sẽ giúp mẹ lợi sữa.

- Rau thì là: Là loại rau giúp tăng lượng sữa do có chứa các hợp chất anethole, dianethole và photoanethole. Những hợp chất này có tác dụng kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin rất cần thiết để sản xuất sữa mẹ.

- Rong biển: Rất giàu sắt và I-ốt, là nguyên liệu chính để sản xuất thyroxine, sắt để tái tạo tế bào máu. Ăn rong biển sẽ giúp mẹ tăng chất lượng, số lượng sữa và bổ sung sắt hiệu quả.

- Hoa chuối: Mẹ sau sinh có thể ăn hoa chuối sứa hoặc hoa chuối hột như các loại rau bình thường. Theo Đông y, hoa chuối vừa giúp lợi sữa lại an toàn do không có thuốc trừ sâu hoặc chất kích thích.

Hoa chuối cũng có thể dùng như loại rau giúp lợi sữa. (Ảnh minh họa)

Hoa chuối cũng có thể dùng như loại rau giúp lợi sữa. (Ảnh minh họa)

- Súp lơ xanh: Súp lơ xanh (bông cải xanh) là một trong những siêu thực phẩm, không chỉ có nhiều vitamin và chất khoáng mà còn có cả hàm lượng protein, carbohydrate, chất béo cao hơn so với nhiều loại rau khác.

- Rau dền đỏ: Khác với những loại rau xanh lá kể trên, rau dền đỏ có màu đỏ và do vậy, thành phần dinh dưỡng của loại rau này cũng khá hơn một chút. Về cơ bản, rau dền có nhiều khoáng chất và vitamin, bên cạnh đó còn có nhiều chất xơ. Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, ăn rau dền đỏ đều đặn sẽ giúp làm giảm nguy cơ thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư.

Sau sinh mổ nên ăn rau gì?

Ngoài những loại rau kể trên, một số loại rau khác cũng rất tốt cho phụ nữ sau sinh mổ như:

- Rau má: Ăn rau má không những giúp mẹ lợi sữa mà còn có công dụng lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, kháng khuẩn, giúp mẹ sau sinh có làn da hồng hào sau sinh. Mẹ có thể dùng rau má tươi để nấu canh với thịt bò hoặc thịt nạc thăn... Hoặc đơn giản hơn là hãm rau má để lấy nước uống mỗi ngày.

- Rau cải xoăn: Là loại rau lý tưởng mà mẹ sinh mổ nên ăn. Trong thành phần của rau cải xoăn không chỉ có hàm lượng vitamin A, vitamin K, canxi dồi dào mà nó còn là một trong số loại rau chứa nhiều folate, chất sắt.

Rau cải xoăn là thực phẩm lý tưởng cho phụ nữ sau sinh mổ. (Ảnh minh họa)

Rau cải xoăn là thực phẩm lý tưởng cho phụ nữ sau sinh mổ. (Ảnh minh họa)

- Rau họ bầu: Trong danh sách những loại rau sau sinh mổ, mẹ không nên bỏ qua các loại rau họ bầu như bầu, bí xanh, mướp đắng... Những loại rau này có công dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt và có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho mẹ mới trải qua quá trình vượt cạn.

- Măng tây: Là loại rau giàu chất xơ, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt, kích thích co bóp dạ dày, tạo cảm giác no bụng nhanh, lợi sữa.

- Cỏ cà ri: Đây là một trong những loại rau lợi sữa hàng đầu cho mẹ sau sinh mổ. Ăn cỏ cà ri sẽ cung cấp chất sắt, canxi, kích thích tuyến sữa. Bên cạnh đó, thành phần của lá và hạt cà ri còn có nhiều galactagogues giúp tiết sữa nhiều, hạn chế tình trạng đầy hơi và đau nhức cơ thể.

Những loại rau phụ nữ sau sinh không nên ăn

Trong thời gian hậu sản, mẹ nên kiêng ăn những loại rau dưới đây để tránh mất sữa cho con:

- Rau muống: Với những mẹ mới sinh mổ hoặc phải rạch tầng sinh môn, ăn rau muống sẽ làm cho vết thương lâu lành hơn. Bên cạnh đó, rau muống cũng có tính hàn, ăn nhiều cũng không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh. Ăn nhiều dễ gây đau bụng, lạnh bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

- Lá lốt: Một số thông tin cho rằng, phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn lá lốt vì có thể sẽ khiến làm giảm lượng sữa mẹ. Không những thế, khác với những loại rau khác, lá lốt có tính cay nóng, dễ khiến cho mẹ bị nóng sữa và không thích hợp cho hệ tiêu hóa của mẹ cũng như trẻ sơ sinh.

Lá lốt là loại rau có thể gây mất sữa mà phụ nữ sau sinh không nên ăn. (Ảnh minh họa)

Lá lốt là loại rau có thể gây mất sữa mà phụ nữ sau sinh không nên ăn. (Ảnh minh họa)

- Mướp đắng: Thường được biết đến như loại rau quả tốt nhưng lại không tốt cho phụ nữ vừa mới sinh xong. Thành phần trong mướp đắng có chứa vicine-một chất dùng nhiều sẽ gây nên những cơn đau đầu, đau thắt bụng... Đồng thời còn ảnh hưởng đến tuyến sữa khiến bé bú mẹ nhiều sẽ bị ảnh hưởng, hệ miễn dịch kém.

- Rau cải bắp: Theo kinh nghiệm dân gian, bà đẻ không nên ăn rau cải (đặc biệt là rau cải bắp) vì có thể gây són tiểu sau này. Tuy nhiên, theo Tây y, việc phụ nữ són tiểu là do lớn tuổi hoặc do sinh nở nhiều, vùng cơ đáy chậu như cơ thắt hậu môn, cơ bàng quang bị suy yếu. Vậy nên, việc có nên ăn rau cải sau sinh hay không, chị em nên tham khảo thêm.

- Măng: Được cho là loại thực phẩm làm giảm tiết sữa với những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Nguyên nhân là do măng tươi có chứa chất cyanide, rất độc, liều nặng có thể gây tử vong qua đường tiêu hóa.

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để vào con và dễ sinh?
Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để vào con và dễ sinh hơn? Chế độ dinh dưỡng khi mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi, nhất là chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ chí

Sức khỏe bà bầu

Linh San (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ăn uống sau sinh