Hạnh phúc bất ngờ của người phụ nữ bị tử cung lạnh

Thảo Nguyên - Ngày 10/12/2022 14:00 PM (GMT+7)

Cứ nghĩ bị tử cung lạnh là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến hiếm muộn sau kết hôn nên khi có tin vui, vợ chồng trẻ và người thân nội ngoại hai bên ai cũng khó vì quá đỗi bất ngờ.

Đó chính là chia sẻ của bà mẹ trẻ Lê Thị Mỹ Duyên quê Lâm Đồng. Hiện vợ chồng Mỹ Duyên đang sống cùng con trai nhỏ 14 tháng tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh.

Vợ chồng Duyên kết hôn đến năm thứ 3 thì mới có tin vui bầu bí. Nguyên nhân là do cô gái trẻ này bị tử cung lạnh – một trong những nguyên nhân có thể gây hiếm muộn nên tưởng không có em bé được.

Khi bị tử cung lạnh, vợ chồng trẻ này cũng đưa nhau đi khám chữa nhiều nơi. Bác sĩ cũng kết luận bị chứng này thì vợ chồng sẽ khó có em bé, nếu có thai cũng phải giữ gìn cẩn thận. Chính bởi thế khi có tin vui 2 vạch, cả hai đều bất ngờ và vui mừng đến mức không tin được mình có em bé.

Lúc thăm khám thai kỳ, đến bản thân Duyên không tin được mình có em bé. (Ảnh: NVCC)

Lúc thăm khám thai kỳ, đến bản thân Duyên không tin được mình có em bé. (Ảnh: NVCC)

“Em có bé nhưng cơ thể không có bất cứ biểu hiện nghén ngẩm nào nên không biết. Sau khi bị chậm kinh mới dùng que thử nhưng que thử cũng không hiện 2  vạch. Hồi đó vợ chồng em lại đang xa nhau, 1 đứa Sài Gòn, 1 đứa Đà Nẵng. Sau em thấy ngực có to hơn nên mới đi khám, lúc đó thì con đã được 12 tuần rồi. Nằm nghe tiếng tim thai, bản thân em cũng không tin được là mình có em bé”, Duyên xúc động kể lại.

Theo người vợ trẻ này cho biết, có lẽ do bản thân vợ chồng Duyên có tư tưởng thoải mái và bố mẹ 2 bên rất thương con cái nên không gây áp lực phải sinh con. Thậm chí họ còn động viên con dâu con cái là trời cho.

“Chẳng thế mà lúc biết em có bầu, cả nhà nội ngoại ai cũng khóc vì quá vui mừng và hạnh phúc cho các con. Mọi người đều nhắc em phải cẩn thận giữ gìn trong thai kỳ để mẹ khỏe, con khỏe”, Duyên kể.

Suốt quá trình bầu bí, Duyên không ốm nghén như nhiều mẹ bầu khác bởi thế cô cũng không kiêng khem thứ gì,  ngoài ra bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng, các loại hạt, sữa tươi không đường, sữa chua và trái cây. Cả thai kì bà mẹ trẻ này tăng được 8kg và em bé sinh được 3kg.

Duyên và con bé bỏng. (Ảnh: NVCC)

Duyên và con bé bỏng. (Ảnh: NVCC)

Thời điểm thai phụ ở Lâm Đồng sắp sinh con là thời điểm còn dịch Covid-19 nên về nhà cách ly. Đang cách ly thì một đêm Duyên bị đau bụng nên xin y tế phường cho lên bệnh viện khám: “Lúc lên bệnh viện em cũng đi một mình. Chồng em nghe tin vợ đi viện thì cũng chạy về nhưng đường xa quá nên khi sinh xong mới có mặt. Em tự làm thủ tục sinh. Làm xong thì tử cung cũng mở được 1-2 phân. Qua thăm khám bác sĩ bảo em bé đầu thấp, dễ sinh chỉ cần em cố gắng là được. Giữa đêm đó em bị vỡ ối dù bụng không đau lắm. Đến tầm giờ sáng bác sĩ khám lại và bảo sinh được rồi. Một tiếng sau là em bé chào đời”.

Dù lúc sinh không đau đớn nhưng vì đi sinh một mình nên khi nhà nội nhà ngoại gọi điện ai cũng bảo thương với tội nghiệp vì sinh mà không có người thân bên cạnh. Mặc dù đang bình thường nhưng nghe mọi người nói khiến sản phụ mới sinh này hơi tủi thân nên nước mắt cứ chảy ra.

Sau khi từ viện về ở cữ, Duyên cũng gặp khá nhiều khó khăn vì chỉ có 2 vợ chồng trẻ chăm nhau. Anh xã Duyên lần đầu làm bố chưa biết nhiều nhưng được cái rất chịu khó học hỏi.

Ngày vợ chồng có con, nội ngoại 2 bên ai cũng khóc vì quá vui mừng. (Ảnh: NVCC)

Ngày vợ chồng có con, nội ngoại 2 bên ai cũng khóc vì quá vui mừng. (Ảnh: NVCC)

“Thời gian đầu em bé hơi quấy ban đêm, có mấy lần khóc hoài không nín, em ôm con bất lực. Sau đó, em tập cho bé ăn chơi sinh hoạt ngủ theo phương pháp easy thì thấy nuôi con nhỏ nhàn hơn. Khi ở cữ mỗi người một tư tưởng, em người Nam chồng em người Bắc, lâu lâu mẹ chồng ra thăm lại có tư tưởng khác nhau nên cũng hơi khó. Nhưng sau bà cũng tôn trọng và theo con dâu nên từ lúc 8 tuần sau sinh là mọi thứ bắt đầu đi vào ổn định”, người mẹ trẻ chia sẻ.

Nhờ ăn uống khoa học trong cữ nên Duyên có nhiều sữa cho con. (Ảnh: NVCC)

Nhờ ăn uống khoa học trong cữ nên Duyên có nhiều sữa cho con. (Ảnh: NVCC)

Suốt những ngày ở cữ nuôi con nhỏ, mẹ Duyên ăn theo thực đơn dinh dưỡng như sau:

- Bữa sáng sớm dậy hút sữa: uống 1 ly sữa hạt (tự nấu hoặc mua tuỳ loại mình thích).

- Uống sắt trước bữa ăn sáng rồi mới ăn sáng: ăn phở bún bánh mì tuỳ mẹ chọn.

- Ăn sáng xong uống canxi hữu cơ, vitamin (vì vitamin tan trong chất béo nên uống sau ăn).

- Ăn bữa phụ: Trái cây, sữa chua, các loại hạt dinh dưỡng như hạnh nhân, hạt óc chó, sữa tươi.

- Ăn trưa: đủ chất với nguyên tắc 1 cơm 2 đạm 3 rau xanh.

- Ăn xế 3-4 giờ chiều: trái cây, sữa tươi (trái cây nên ăn trước bữa ăn chính 2h để hấp thu tốt những vitamin trong trái cây và không ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng trong bữa chính).

- Ăn tối: đủ chất với nguyên tắc 1 cơm 2 đạm 3 rau xanh.

- Ăn đêm: Sữa hạt hoặc bánh ngũ cốc.

"Đây là những kinh nghiệm mà bản thân em trải nghiệm và đúc kết lại khi ăn uống sau sinh để có nhiều sữa cho con ti mà mẹ vẫn khỏe mạnh. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các mẹ chiếu mới như em ngày nào”, Duyên nói.

Vợ Phan Đinh Tùng kể chuyện ngày sinh con chạm cửa tử, bác sĩ báo động đỏ toàn viện còn ông xã chết lặng
Câu chuyện đi đẻ của vợ ca sĩ Phan Đình Tùng không chỉ khiến vợ chồng ca sĩ "chết lặng" mà còn khiến ai nấy nín thở hồi hộp.

Chat với mẹ bỉm sữa

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hiếm muộn