Cố mãi không có con, mẹ quyết tâm thụ thai bằng phương pháp gây tranh cãi

Ngày 27/01/2019 18:52 PM (GMT+7)

Một phụ nữ vô sinh đang mang thai ở tuần thứ 27 một em bé lai giữa 3 phụ huynh trong thử nghiệm lâm sàng đầu tiên để thử nghiệm quy trình đầy tranh cãi.

Người phụ nữ Hy Lạp 32 tuổi đã 4 lần thất bại khi thử thụ tinh ống nghiệm IVF trước khi cô nghe về thử nghiệm lạ của các bác sĩ Tây Ban Nha.

Nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Barcelona đã sử dụng một kỹ thuật gọi là maternal spindle transfer (MST), cấy DNA từ trứng của mẹ vào trứng của người hiến tặng trước khi cho trứng thụ tinh với tinh trùng. Điều này đồng nghĩa với việc em bé chào đời sẽ có 1 người bố và 2 người mẹ về mặt di truyền. 

Các chuyên gia cho biết liệu pháp thay thế ty thể (MRT) đã thụ tinh thành công lần thứ 3. Đây có thể là 'tin vui lớn trong y học sinh sản và công nghệ sinh học'.

Cố mãi không có con, mẹ quyết tâm thụ thai bằng phương pháp gây tranh cãi - 1

Phương pháp thụ tinh IVF kiểu mới sẽ khiến em bé chào đời có 3 bố mẹ về mặt di truyền. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, giáo sư đạo đức của Đại học Oxford, César Palacios-González đã đặt ra câu hỏi đạo đức về việc “đùa giỡn” với các gen như vậy có tiềm năng gây vô sinh cao hơn là điều trị các rối loạn di truyền.

Người chỉ đạo thí nghiệm, tiến sĩ Nuno Costa-Borges, người đồng sáng lập Embryotools có trụ sở tại Barcelona, khẳng định thủ tục này ít ảnh hưởng nhiều so với mối lo ngại của các nhà phê bình đã đề cập. Ông nói rằng thủ thuật giống như việc hiến trứng nhưng trong trường hợp này, 99% gen em bé thừa hưởng đến từ mẹ và cha của em, và chỉ một phần trăm từ bên thứ ba.

“Đối với một số bệnh nhân, rất khó để họ chấp nhận rằng họ không thể mang thai bằng trứng của bản thân. Kỹ thuật MST có thể đại diện cho một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm IVF, vì nó có thể mang lại cho những bệnh nhân này cơ hội có con di truyền với họ”, ông bổ sung.

Các chuyên gia pháp lý cảnh báo thí nghiệm này gây áp lực nhiều hơn cho Hoa Kỳ khi các nhà ban hành luật phải cân nhắc về lệnh cấm thay thế ty thể khi nhiều quốc gia “mở cửa” cho phép các bậc cha mẹ đầy mong muốn có con trên toàn thế giới áp dụng phương pháp này.

Giáo sư về luật sức khỏe từ Harvard, I. Glenn Cohen, cảnh báo rằng các phụ huynh Mỹ có thể tìm kiếm những phương pháp chữa trị ở nơi khác và sẽ không thể nào thống kê được hết các “em bé lai” trong một quốc gia.

"Đơn giản là không có cách nào để bất kỳ quốc gia thực sự tự bảo vệ mình khỏi những thay đổi thông qua liệu pháp thay thế ty thể vào nhóm gen", Cohen nói với STAT.

Hai “em bé lai 3” đã được sinh ra bằng cách sử dụng Liệu pháp thay thế ty thể (MRT) kể từ khi thủ tục được phát minh, một ở Mexico và một ở Ukraine, cả hai ca đều dấy lên nhiều tranh cãi.

Cố mãi không có con, mẹ quyết tâm thụ thai bằng phương pháp gây tranh cãi - 2

Phương pháp IVF này đang gây tranh cãi vì có thể tạo ra những em bé theo "đơn đặt hàng". (Ảnh minh họa)

Liệu pháp thay thế ty thể được phát minh lần đầu tiên tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon vào năm 2009 trong các thí nghiệm trên động vật. Nhưng trong năm 2015, Mỹ đã cấm việc thực hiện thí nghiệm lên mang thai ở người vì sợ rằng đây có thể là “một bước trượt” về biến đổi gen.

Cùng năm đó, Vương quốc Anh đã “bật đèn xanh” và xuất bản các hướng dẫn về cách thức thực hiện của phương pháp. Năm ngoái các nhà nghiên cứu khoa học từ Newcastle đã được cấp phép để thụ tinh “em bé lai” cho 2 phụ nữ mắc bệnh về gen di truyền.

Em bé ống nghiệm đầu tiên từng gây tranh cãi, chỉ trích khắp thế giới giờ ra sao?
Sự ra đời không theo phương pháp truyền thống của Louise - nay đã 40 tuổi - đã gây nhiều tranh cãi về vấn đề đạo đức trong suốt nhiều năm.
Ollie Lê (Dịch từ Daily Mail)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm