Dấu hiệu chuyển phôi thất bại, nguyên nhân và việc nên làm

Thùy Dương. - Ngày 09/04/2021 18:50 PM (GMT+7)

Dấu hiệu chuyển phôi thất bại điển hình nhất là ra máu âm đạo nhiều, màu nâu sẫm kèm theo đau bụng. Sau khi chuyển phôi thất bài thì mẹ sẽ dừng thuốc hỗ trở chuyển phôi từ 3 - 5 ngày là sẽ có kinh lại.

Thụ tinh trong ống nghiệm áp dụng với những cặp vợ chồng hiếm muộn. Đây là biện pháp giúp tăng tỷ lệ có con cho các cặp đôi.

Chuyển phôi là gì?

Trứng và tinh trùng được kết hợp trong môi trường thuận lợi tạo thành phôi thai. Phôi thai đến 1 mức độ nhất định sẽ được cấy vào tử cung của người mẹ. Đây chính là giai đoạn chuyển phôi. Thông thường, sau khi chuyển phôi thai thì từ 3 - 5 ngày phôi thai sẽ làm tổ trong thành tử cung và sẽ cho những dấu hiệu mang thai đầu tiên.

Để đảm bảo nâng cao tỷ lệ thành công thì trong giai đoạn chuyển phôi, sẽ có 2 - 3 phôi thai được cấy vào tử cung, được thực hiện vào khoảng thời gian sau giai đoạn rụng trứng, lúc này lớp niêm mạc tử cung đủ dày phù hợp cho quá trình phôi thai làm tổ.

Sau khi phôi thai được cấy vào tử cung của phụ nữ, từ 3 - 5 ngày sau đó sẽ tiến hành làm tổ trong tử cung. Thường sau 14 ngày sau khi chuyển phôi sẽ có thể thử thai để biết có thai hay không. Tuy nhiên, nếu như chuyển phôi thất bại sẽ có những dấu hiệu nhận biết sớm.

Dấu hiệu chuyển phôi thất bại, nguyên nhân và việc nên làm - 1

Chuyển phôi là quá trình phôi thai làm tổ trong tử cung (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu chuyển phôi thất bại

Sẽ có những dấu hiệu chuyển phôi thất bại sớm mà các chị em có thể để ý sẽ nhận thấy, tất cả đều là những thay đổi trên cơ thể. Những dấu hiệu chuyển phôi thất bài như sau:

- Ra máu âm đạo nhiều, có màu nâu sẫm kèm theo đau bụng

Sau từ 5 - 7 ngày chuyển phôi, nếu phôi thai không làm tổ thành công trong tử cung, cơ thể không tiết ra các hormone đồng nghĩa lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra, phản ứng cơ thể giống với chu kỳ kinh nguyệt đã đến.

Ra máu âm đạo nhiều, máu có màu nâu sẫm và kèm theo biểu hiện đau bụng dưới khá giống với đau bụng kinh là dấu hiệu điển hình nhất của chuyển phôi thất bại.

Dấu hiệu chuyển phôi thất bại, nguyên nhân và việc nên làm - 2

Sau chuyển phôi từ 5 – 7 ngày không thành công sẽ có dấu hiệu ra máu âm đạo nhiều kèm đau bụng như đau bụng đến chu kỳ (Ảnh minh họa)

- Nồng độ hCG không đạt mức

Sau 2 tuần chuyển phôi, xét nghiệm thì nồng độ hCG không đạt mức thì đó là dấu hiệu chuyển phôi đã thất bại.

- Không có các dấu hiệu có thai

Sau khi chuyển phôi 2 tuần, nếu cơ thể không có những dấu hiệu như ngực căng tức, cảm giác buồn nôn, uể oải, cảm giác sốt nhẹ, bụng dưới âm ỉ, rỉ ra một vài giọt máu... thì chưa chắc đã chuyển phôi thành công.

Nguyên nhân chuyển phôi thất bại

Có rất nhiều nguyên nhân chuyển phôi thất bài, nhưng chủ yếu vẫn là yếu tố tâm lý ảnh hưởng. Những nguyên nhân chuyển phôi thất bại điển hình:

- Tâm lý và chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của người mẹ

Tâm lý lo âu, căng thẳng sẽ khiến cơ thể mất cân bằng nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể, từ đó cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Chị em có thể nhận thấy nếu bản thân quá căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, thì với tâm lý bất ổn cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới quá trình chuyển phôi.

Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi bất hợp lý cũng là một trong những yếu tố gây nên chuyển phôi thất bại.

Dấu hiệu chuyển phôi thất bại, nguyên nhân và việc nên làm - 3

Yếu tố tâm lý ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển phôi (Ảnh minh họa)

- Độ tuổi

Sau 30 tuổi số lượng và chất lượng trứng sẽ giảm và khi 40 tuổi chỉ còn 10% trứng bình thường. Do đó, nếu chuyển phôi khi tuổi đã nhiều thì tỷ lệ thành công cũng sẽ thấp hơn.

- Chất lượng trứng và tinh trùng

Tinh trùng khỏe mạnh, trứng tốt sẽ cho ra phôi chất lượng, tăng khả năng bám vào tử cung. Nhưng nếu tinh trùng và trứng không tốt thì cũng giảm đi tỷ lệ chuyển phôi thành công.

- Khả năng tiếp nhận phôi

Từ cung có lớp niêm mạc không quá dày, không mỏng, đủ độ nhày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phôi bám vào tử cung. Nhưng nếu tử cung có niêm mạc quá dày hay quá mỏng cũng là yếu tố gây nên chuyển phôi thất bại.

Sau chuyển phôi thất bại bao lâu thì có kinh?

Sau 2 tuần chuyển phôi thất bại, kiểm tra các chỉ số chắc chắn quá trình chuyển phôi thất bại, người mẹ sẽ dừng uống thuốc hỗ trợ sau chuyển phôi từ 3 - 5 ngày là sẽ có kinh trở lại.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thuốc kích trứng trước và khi thực hiện thủ thuật chuyển phôi, người mẹ được tiêm thuốc kích thích rụng trứng sớm hơn so với chu kỳ rụng trứng bình thường nên chu kỳ kinh nguyệt cũng như chu kỳ rụng trứng của người mẹ sẽ mất 1 - 3 tháng mới trở lại bình thường.

Sau khi chuyển phôi thất bại nên làm gì?

Chuyển phôi thất bại có thể gây nên các yếu tố tâm lý cho người mẹ, tuy nhiên cần phải vượt qua được nỗi buồn, ổn định lại tâm lý để có thể sớm thực hiện lần chuyển phôi sau. Sau khi chuyển phôi thất bại người mẹ:

- Cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học

- Tâm lý thoải mái

- Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, cafein...

- Tập các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, làm việc quá sức.

- Theo dõi chu kỳ để biết tình trạng sức khỏe chuẩn bị cho lần chuyển phôi sau.

Ăn gì tốt cho niêm mạc để chuyển phôi, phôi làm tổ thành công?
Ăn gì tốt cho niêm mạc để chuyển phôi được rất nhiều chị em quan tâm. Những thực phẩm tốt cho niêm mạc tử cung giúp phôi làm tổ, bám chắc dễ dàng như...

Thùy Dương.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm