Mang bầu rất chăm đi khám nhưng mẹ Việt thường chủ quan bỏ lần hẹn khám quan trọng này

Ngày 10/06/2019 16:57 PM (GMT+7)

Tái khám sau sinh rất quan trọng tuy nhiên nhiều trường hợp mẹ thấy cơ thể không có vấn đề gì nên thường bỏ qua.

Khi mang bầu, thường các mẹ rất chú ý đến việc đi siêu âm và khám thai. Hầu hết đều tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Vậy nhưng không ít mẹ Việt lại bỏ qua một lần khám khác cũng quan trọng không kém khám thai. Đó chính là khám hậu sản. 

Sau khi sinh con, trước khi xuất viện mẹ sẽ được bác sĩ hẹn tái khám sau sinh khi bé được khoảng 6 tuần tuổi. Vậy lần khám này sẽ diễn ra như thế nào và tại sao mẹ không nên bỏ qua. 

Quy trình khám hậu sản

Khi đến bệnh viện khám hậu sản, bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra những vấn đề dưới đây. 

Mang bầu rất chăm đi khám nhưng mẹ Việt thường chủ quan bỏ lần hẹn khám quan trọng này - 1

Khám hậu sản là cuộc hẹn khám quan trọng mẹ không nên bỏ qua. (Ảnh minh họa)

Xét nghiệm sinh hóa và huyết học

Xét nghiệm sinh hóa và huyết học cùng với đo huyết áp là để đảm bảo sản phụ đã phục hồi hoàn toàn và ổn định sau sinh. Thông qua các xét nghiệm này, bác sĩ sẽ xác định được thể trạng của mẹ sau sinh có tốt hay không và sớm phát hiện những bệnh hậu sản có thể mắc phải. 

Âm đạo 

Khi khám âm đạo, bác sĩ sẽ kiểm tra vết rạch tầng sinh môn của mẹ nếu mẹ sinh thường, từ đó phát hiện sớm những triệu chứng của viêm nhiễm âm đạo. Ngoài ra, song song đó các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kích thước cổ tử cung bằng cách đưa ngón tay vào bên trong âm đạo.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giúp mẹ sau sinh xác định xem sản dịch đã ra hoàn toàn chưa và có gì bất thường không.

Vú 

Việc khám vú và hai đầu núm vú là để kiểm tra liệu sản phụ có bị tắc tuyến sữa hay nguồn sữa có đảm bảo hay không? Thông qua đó, có thể điều trị sớm tắc tia sữa, để ngăn chặn áp - xe vú hoặc nguy hiểm hơn có thể ung thư vú.

Tử cung

Trong quá trình mang thai, tử cung của người phụ nữ phải căng ra để em bé phát triển và nó sẽ co dần lại sau khi bé chào đời. 

Khi mẹ đi tái khám sau sinh, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem tử cung đã hoàn toàn bình phục lại như trạng thái ban đầu hay chưa. Cũng thông qua đó sẽ tư vấn giúp sản phụ biết cách chăm sóc và phòng tránh sa tử cung.

Bụng và đáy chậu

Đối với các mẹ sinh thường và phải rạch tầng sinh môn thì các bác sĩ sẽ tiến hành khám đáy chậu để kiểm tra vết rạch đã khô và lành chưa.

Nếu sinh mổ, bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ có bị nhiễm trùng hoặc có để lại sẹo hay không? Nếu có những bất thường sẽ sớm có cách điều trị để tránh viêm nhiễm.

Mang bầu rất chăm đi khám nhưng mẹ Việt thường chủ quan bỏ lần hẹn khám quan trọng này - 2

Khám hậu sản giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ đã hồi phục hoàn toàn bình thường sau khi "mang nặng đẻ đau". (Ảnh minh họa)

Tư vấn tránh thai và nuôi con 

Trong lần khám hậu sản này, mẹ cũng có thể trao đổi với bác sĩ về những vấn đề như nuôi con bằng sữa mẹ hay biện pháp tránh thai sau sinh. 

Đây là những vấn đề rất quan trọng với sức khỏe và cuộc sống của cả mẹ cùng gia đình nên chắc chắn có một người có chuyên môn tư vấn sẽ tốt hơn rất nhiều. 

Những trường hợp phải khám hậu sản khẩn cấp 

Nếu chưa đến lịch tái khám sau sinh nhưng mẹ có những biểu hiện dưới đây thì cần đến bệnh viện khám lại ngay. 

- Mẹ bị mệt mỏi quá độ, ngất hoặc bất tỉnh;

- Vùng kín ra nhiều máu, máu có màu đỏ tươi kèm những cục máu đông;

- Sốt cao, đau bụng dữ dội và cơn đau tăng dần lên;

- Mẹ bị nôn, ói kèm tiêu chảy;

- Sản dịch có màu bất thường hoặc có mùi hôi khó chịu;

- Vết khâu tầng sinh môn khi sinh thường, hoặc vết khâu ở bụng khi sinh mổ có triệu chứng bị sưng, đỏ, chảy dịch;

- Nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo;

- Tiểu buốt;

- Sản phụ da xanh xao, nhợt nhạt, móng tay trắng nhợt, cơ thể mệt mỏi, thở gấp, thở hổn hển, mạch đập nhanh kèm hoa mắt, chóng mặt.

Sau sinh mổ, mẹ nhất định không được mắc 4 sai lầm này kẻo rước họa vào thân
Sau khi sinh mổ, mẹ cần chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
Minh An (Dịch từ Momjunction)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sau sinh