Mẹ bầu sinh mổ chủ động lần 2 hết 13 triệu đồng, tiết lộ 1 khoản tiền nhạy cảm mẹ nào đi đẻ cũng muốn biết

Thảo Nguyên - Ngày 24/05/2023 14:00 PM (GMT+7)

Sinh con thứ 2 chỉ cách con đầu lòng khoảng 28 tháng nhưng do không phải mổ cấp cứu nên mẹ bỉm này đã tiết kiệm được 12 triệu đồng.

Mới sinh con thứ 2 ở bệnh viện Bưu Điện trong những ngày tháng 5/2023, mẹ bỉm Hoàng Thị Thắm, SN 1998 ở Mỹ Đức, Hà Nội rất hài lòng với lần vượt cạn thứ 2 của mình, đặc biệt là chi phí sinh mổ chủ động lần 2 khá hợp lý giúp vợ chồng chị Thắm tiết kiệm được 1 khoản đi đẻ đáng kể so với khi sinh con đầu lòng.

Chị Thắm cho biết, khi sinh con đầu lòng chị bị bong rau non ở tuần 35 nên phải mổ cấp cứu tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. Khi ấy, mẹ bỉm phải chi trả cho cuộc vượt cạn mổ cấp cứu tại viện này khoảng hơn 25 triệu đồng.

Chị Hoàng Thị Thắm vừa sinh con hôm 19/5/2023. (Ảnh: NVCC)

Chị Hoàng Thị Thắm vừa sinh con hôm 19/5/2023. (Ảnh: NVCC)

Trong 1 lần có dịp chăm người nhà sinh đẻ tại viện Bưu điện, tận mắt thấy bệnh viện sạch sẽ, bác sĩ và y tá nhẹ nhàng nên bà mẹ 1 con đã ngầm có ý nghĩ sinh con thứ 2 sẽ chọn viện này là nơi vượt cạn.

Vì thế khi mang bầu ở tuần 35, chị Thắm đã quyết định đi làm hồ sơ sinh. Do chọn gói mổ chủ động nên việc làm hồ sơ sinh rất nhanh chóng. Tiền làm hồ sơ sinh tại phòng khám bác sĩ sản chị theo lúc bầu hết chi phí 1,3 triệu đồng.

“Mình làm hồ sơ sinh tại phòng khám của bác sĩ theo khám thai và chọn mổ đẻ luôn. Các mẹ bầu nên làm tại phòng khám của các bác sĩ vì vừa nhanh, giá tiền vẫn bằng giá vào viện làm hồ sơ sinh trực tiếp. Chỉ cần chú ý nhịn ăn trước 6 tiếng khi làm hồ sơ sinh là được”, chị Thắm nói.

Tiền làm hồ sơ sinh hết hơn 1,3 triệu đồng. (Ảnh: NVCC)

Tiền làm hồ sơ sinh hết hơn 1,3 triệu đồng. (Ảnh: NVCC)

Tạm ứng viện phí đẻ mổ chủ đông: 10 triệu đồng

Tròn 39 tuần, chị Thắm vào viện sinh mổ như lịch hẹn. Thời điểm này người nhà chị phải đóng tạm ứng viện phí đẻ mổ chủ động là 10 triệu đồng bao gồm các khoản sau:

- Gói sinh đã bao gồm chọn bác sĩ và ngày giờ mổ chủ động.

- Giường nội trú thường 550 ngàn đồng/ngày.

- Các xét nghiệm, thủ thuật phẫu thuật, thuốc và dịch truyền, vật tư y tế cho sản phụ đi đẻ.

- Chiếu tia Plasma cho mẹ: 250 ngàn đồng/lần.

Cơm sau sinh tại viện 26 ngàn đồng/suất. (Ảnh: NVCC)

Cơm sau sinh tại viện 26 ngàn đồng/suất. (Ảnh: NVCC)

- Chiếu tia Plasma cho rốn của bé: 250 ngàn đồng/lần.

- Cơm sau sinh tại viện: 26 ngàn đồng/suất.

- Xét nghiệm lấy máu gót chân 63 bệnh: 1.375 ngàn đồng.

- Giường gấp cho người nhà: 100 ngàn đồng/đêm.

Do chọn gói mổ chủ động nên việc làm hồ sơ sinh và đi đẻ rất nhanh chóng. (Ảnh: NVCC)

Do chọn gói mổ chủ động nên việc làm hồ sơ sinh và đi đẻ rất nhanh chóng. (Ảnh: NVCC)

Tiền bồi dưỡng ê kip mổ đẻ: 3 triệu đồng

“Ngoài tạm ứng 10 triệu viện phí, các chị em đi đẻ ở bệnh viện như mình cần phải chuẩn bị thêm 1 khoản chi phí bồi dưỡng ê kíp bác sĩ mổ đẻ. Nếu đẻ lần 1 và 2 thì tiền bồi dưỡng ê kíp mổ là 3 triệu đồng. Nếu đẻ lần 3, tiền bồi dưỡng ê kíp mổ sẽ là 5 triệu đồng”, chị Thắm chia sẻ. 

Tổng tiền mổ đẻ chủ động lần 2: 13 triệu đồng

“Vào viện mình đóng tạm ứng 10 triệu đồng thì sau được bảo hiểm thanh toán 2,5 triệu và nhận lại 657 ngàn đồng. Cộng thêm 3 triệu tiền bồi dưỡng ê kíp mổ và 1,3 triệu đồng tiền làm hồ sơ sinh nên trọn gói đi đẻ của mình chỉ hết gần 13 triệu đồng. So với lần đẻ mổ cấp cứu con đầu lòng, mình tiết kiệm được 12 triệu đồng”, mẹ bỉm chia sẻ.

Được bảo hiểm y tá chi trả hơn 2,5 triệu đồng nên tổng gói đi đẻ của bà mẹ 2 con này chỉ mất chi phí 13 triệu đồng. (Ảnh: NVCC)

Được bảo hiểm y tá chi trả hơn 2,5 triệu đồng nên tổng gói đi đẻ của bà mẹ 2 con này chỉ mất chi phí 13 triệu đồng. (Ảnh: NVCC)

Nhận xét về phòng ốc, bác sĩ và y tá nơi đây, mẹ bỉm cho biết rất hài lòng với các dịch vụ và phòng nằm sau đẻ rất sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi. Tại đây các bác sĩ thăm khám hướng dẫn cụ thể, nhẹ nhàng và có chuyên môn cao chẳng thua kém các viện tuyến đầu khác.

Nói về 1 nhược điểm duy nhất tại viện này, mẹ bỉm mới sinh thẳng thắn cho biết: “Nhược điểm là bệnh viện Bưu Điện chưa có nhiều phòng dịch vụ nên đa số phải ở phòng thường. Nghe nói bệnh viện chỉ có 4 phòng dịch vụ duy nhất nên rất khó đăng ký. Được cái phòng thường đầy đủ tiện ích và không quá đông”, chị Thắm nhận xét.

Mẹ bầu sinh mổ chủ động lần 2 hết 13 triệu đồng, tiết lộ 1 khoản tiền nhạy cảm mẹ nào đi đẻ cũng muốn biết - 6

Từ trải nghiệm thực tế của bản thân đã sinh mổ chủ động lần 2 tại đây, mẹ bỉm Mỹ Đức khá hài lòng với lần chọn viện sinh con lần thứ 2 này của mình. 

Mẹ bầu sinh mổ chủ động lần 2 hết 13 triệu đồng, tiết lộ 1 khoản tiền nhạy cảm mẹ nào đi đẻ cũng muốn biết - 7

Mục sở thị quy trình theo dõi, chăm sóc sau mổ đẻ tại căn phòng nhiều sản phụ cho là đáng sợ nhất
Sau mổ lấy thai trong 6 giờ đầu, các sản phụ sẽ phải nằm tại phòng hậu phẫu của bệnh viện. Đây là căn phòng nhiều sản phụ cho là căn phòng đáng sợ...

Cẩm nang đi đẻ

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bà bầu cần biết