Mẹ sinh mổ liên tục trong 10 năm, bác sĩ lo lắng khi tử cung mỏng như giấy

Hà Phương - Ngày 21/01/2021 06:57 AM (GMT+7)

Thai phụ này đã mang thai 6 lần liên tiếp trong chưa đầy 10 năm và 5 lần sinh trước của cô đều thực hiện bằng phương pháp mổ lấy thai.

Mang thai lại sau nhiều lần mổ lấy thai sẽ khiến người phụ nữ đối mặt với nhiều nguy hiểm như nguy cơ sẹo thai, nhau bong non, nhau tiền đạo, thậm chí là vỡ tử cung hoặc băng huyết sau sinh bất cứ lúc nào. Theo các chuyên gia, phụ nữ không nên mổ lấy thai quá 3 lần và nên mang thai lại sau sinh mổ ít nhất là 18 tháng.

Bởi lẽ, nếu mang thai lại quá sớm thì vết sẹo của lần sinh mổ gần nhất chưa kịp lành. Khi thai nhi phát triển, sẹo tử cung sẽ giống như một quả bom, có thể bị vỡ vào cuối thai kỳ và gây sa ổ bụng, chảy máu ồ ạt, gây nguy hiểm cho sản phụ.

Vào đêm 5/1 vừa qua, Bệnh viện số 3 trực thuộc Đại học Y Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã tiếp nhận một thai phụ tên là Hiểu Phần (28 tuổi), nhập viện do bụng dưới phình to bất thường. Điều đáng nói hơn là thai phụ này đã mang thai 6 lần liên tiếp trong chưa đầy 10 năm và 5 lần sinh trước của cô đều thực hiện bằng phương pháp mổ lấy thai. Chưa đầy một năm sau lần sinh mổ thứ 5, cô lại tiếp tục mang thai.

Mẹ sinh mổ liên tục trong 10 năm, bác sĩ lo lắng khi tử cung mỏng như giấy - 1

Hiểu Phần đã trải qua 6 lần sinh mổ liên tiếp trong chưa đầy 10 năm. 

Hơn nữa, lần mang thai này của Hiểu Phần cũng giống như 5 lần trước, cô chưa bao giờ tới bệnh viện khám thai, thậm chí cô còn không biết thai nhi được bao nhiêu tuần. “Khi cô ấy được đưa tới bệnh viện, chúng tôi quan sát bụng bầu và nhận định thai nhi có lẽ đang ở 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, do bà mẹ này chưa khám thai lần nào nên chúng tôi đành phải khám tổng quát cho cô ấy càng sớm càng tốt”, bác sĩ sản khoa Hoàng Bội cho biết.

Đúng như dự đoán của bác sĩ, do mổ lấy thai nhiều lần nên tử cung của Hiểu Phần để lại sẹo lớn. Siêu âm cho thấy thành trước tử cung của thai phụ hầu như không có lớp cơ, thành tử cung mỏng, có thể bị vỡ và xuất huyết bất cứ lúc nào.

Kết hợp với kỳ kinh cuối của thai phụ, bác sĩ ước tính thai nhi có thể được khoảng 35 tuần. Việc mổ lấy thai lúc này có thể gặp phải tình trạng sinh non, nhưng nếu tiếp tục chờ đợi thì hậu quả thật khó lường trong trường hợp vỡ tử cung. Sau khi trao đổi với gia đình và cân đo các rủi ro có thể gặp phải, bác sĩ quyết định tiến hành mổ bắt thai trong thời gian sớm nhất.

Mẹ sinh mổ liên tục trong 10 năm, bác sĩ lo lắng khi tử cung mỏng như giấy - 2

Để thực ca mổ lấy thai lần thứ 6, khoa sản đã phối hợp với các khoa gây mê, tiết niệu, sơ sinh. Ảnh minh họa

Vào khoảng 12h đêm, Hiểu Phần được đẩy vào phòng mổ để tiến hành phẫu thuật. Để bảo vệ sự an toàn của hai mẹ con, khoa sản đã khẩn trương phối hợp với các khoa gây mê, tiết niệu, sơ sinh,… thực hiện ca mổ lấy thai thứ 6.

Xét thấy thai phụ đã sinh mổ nhiều lần, có thể bị dính vùng chậu và ổ bụng, khả năng phải cắt tử cung là rất cao nên trước khi mổ lấy thai, khoa niệu đã tiến hành nội soi bàng quang và đặt ống thông niệu quản ngược dòng hai bên cho sản phụ để giảm tổn thương cho niệu quản. Kết quả khá khả thi.

Khi khoang bụng của sản phụ được mở ra, bác sĩ phẫu thuật thấy tử cung dưới của cô mỏng, dính chặt vào bàng quang và có một số vết sẹo do những lần mổ trước để lại. Sau khi quan sát, bác sĩ cuối cùng cũng tìm ra vị trí thích hợp để đưa thai nhi ra ngoài. Ca phẫu thuật mổ lấy thai thành công tốt đẹp trong sự thở phào nhẹ nhõm của mọi người.

Mẹ sinh mổ liên tục trong 10 năm, bác sĩ lo lắng khi tử cung mỏng như giấy - 3

Sản phụ may mắn đã hạ sinh thành công một bé gái. Ảnh minh họa

Hiểu Phần hạ sinh một bé gái, tử cung của cô cũng không bị dính vào các cơ quan khác và không có vấn đề gì nghiêm trọng với nhau thai . Lượng máu bị mất trong lúc sinh mổ là 400ml nên tử cung của sản phụ cũng được cứu, không bị cắt bỏ. Tuy nhiên, xét thấy sản phụ không có ý định sinh con trong tương lai nên bác sĩ đã thắt ống dẫn trứng cho cô theo yêu cầu của bản thân và gia đình.

Những nguy cơ khi sinh mổ nhiều lần

- Vỡ tử cung khi mang thai;

- Sảy thai, sinh non;

- Mất nhiều máu khi sinh;

- Nguy cơ nhiễm trùng cao;

- Chấn thương các cơ quan khác trong khi sinh mổ;

- Thời gian nằm viện lâu;

- Lâu phục hồi vết thương;

- Ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.

Chị em ruột cùng mang thai, đẻ con nhìn giống hệt nhau, đi xét nghiệm ADN mới ngã ngửa
Dù là hai chị em song sinh nhưng khi nhìn hai em bé quá giống nhau, gia đình cũng nảy sinh nghi ngờ.
Hà Phương Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh mổ