Mùng 1 Tết, mẹ bầu 42 tuần 5 ngày mới khệ nệ vào viện vì quyết đi đẻ ngày đầu năm

Thảo Nguyên - Ngày 24/01/2023 16:00 PM (GMT+7)

Trong khi nhiều thai phụ chưa đến ngày dự sinh đề nghị bác sĩ được sinh sớm trước Tết Nguyên Đán để có thời gian ăn Tết bên gia đình thì một số sản phụ quá ngày dự sinh vẫn nhất quyết chưa chịu đi đẻ vì muốn sinh con vào đầu năm mới.

Khi nhắc tới những trường hợp sản phụ quá ngày dự sinh mà không chịu đi đẻ để chờ ngày giờ đẹp và nhất là không muốn sinh trong năm cũ, Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành, Chánh Văn phòng Trung tâm đào tạo, Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương kể về trường hợp sản phụ Nguyễn Thị Tường Vân, 31 tuổi ở Hà Nội.  

Bác sĩ Thành kể, chị Tường Vân mang bầu con thứ 2. Nếu như lần mang thai con đầu lòng, chị Vân thăm khám bác sĩ rất chu đáo thì lần thứ 2 do chủ quan nghĩ đã có kinh nghiệm nên cả thai kỳ chị rất ít khi đi khám. Thậm chí 3 tháng cuối thai kỳ, chị Vân vẫn thấy con phát triển bình thường nên không đi khám ở đâu. Dù vậy chị vẫn biết rõ ngày dự sinh cũng như tính chính xác được tuổi thai của mình.

Sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán, chị Vân mới vội vàng nhập viện. Khi ấy chị đang mang bầu 42 tuần 5 ngày. (Ảnh minh họa)

Sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán, chị Vân mới vội vàng nhập viện. Khi ấy chị đang mang bầu 42 tuần 5 ngày. (Ảnh minh họa)

Thông thường các thai phụ thường đi sinh khi bước vào tuần 40-41 của thai kỳ. Nhưng nếu đẻ thời điểm đó, chị Vân sẽ phải sinh sớm trước Tết. Trong khi đó, chị lại chỉ muốn sinh con sau Tết Nguyên Đán để đứa trẻ sinh ra không phải gánh thêm 1 tuổi của năm cũ.  

Sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán, chị Vân mới vội vàng nhập viện. Khi ấy chị đang mang bầu 42 tuần 5 ngày. Khi vào viện, thấy sản phụ đã quá ngày dự sinh lâu nên các bác sĩ vội vàng thăm khám và mổ đẻ cho sản phụ. Cũng may cuộc mổ đẻ đã mẹ tròn con vuông, bé nhà chị Vân sinh ra được 4,3kg.

Khi nhắc tới trường hợp sản phụ cố tình để thai già tháng tới sang năm mới mới sinh cho được ngày giờ đẹp, “né” năm cũ, bác sĩ Phan Chí Thành khẳng định: “Thời gian mang thai trung bình của các sản phụ khoảng 280 ngày hay 40 tuần 0 ngày. Ngày dự sinh này được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của sản phụ. Khi thai kỳ kéo dài từ tuần thứ 41 đến tuần thứ 42 thì gọi là thai trễ ngày. Với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần như chị Vân kể trên thì gọi là thai quá ngày dự sinh.

Các sản phụ có thai quá ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cả 2 mẹ con vì phải đối mặt với những rủi ro như: Thai chết lưu; Thai nghén quá kỳ; Có phân trong phổi thai nhi, khiến em bé gặp phải tình trạng khó thở nghiêm trọng sau sinh; Lượng nước ối giảm khiến dây rốn bị chèn ép và hạn chế lượng oxy cung cấp cho thai nhi…”.

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành đang tư vấn cho các chị em. (Ảnh: BSCC)

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành đang tư vấn cho các chị em. (Ảnh: BSCC)

Ngoài ra, nam bác sĩ sản khoa cũng chia sẻ, thai quá ngày dự sinh tăng khả năng thai phụ cần phải hỗ trợ sinh mổ bởi em bé trong bụng thường có cân nặng lớn, việc đẻ thường hết sức khó khăn. Chưa kể trong quá trình sinh, bé phải đối mặt với nguy cơ mắc vai, nhẹ là gẫy xương vai, nặng là liệt toàn bộ cánh tay, nặng hơn nữa con có thể tử vong trong bụng mẹ.

Sinh con quá ngày dự sinh, sản phụ cũng phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng và xuất huyết sau sinh cao hơn các mẹ bầu khác.

Vì thế, nam bác sĩ sản khoa Phan Chí Thành khuyến cáo, với những mẹ bầu có ý định chọn ngày chọn giờ cho con khi sinh dù thai đã già tháng thì phải bỏ ngay ý định này, bắt buộc phải tuân thủ chỉ định sản khoa 40-41 tuần là phải chủ động đi đẻ dù không có dấu hiệu sinh, không để thai quá già ngày sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cho cả sản phụ và thai nhi.

Mẹ Việt tấm tắc khen 10 điều khi đi đẻ ở Nhật, chồng được nghỉ 1 tháng chăm vợ vẫn có lương
Thủy Phạm - mẹ 2 con đang sống tại tỉnh Saitama, Nhật Bản chia sẻ về hành trình mang bầu, đi đẻ và ở cữ của mình tại đất nước mặt trời mọc.

Mẹ Việt sinh con ở nước ngoài

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện đi đẻ