Nếu không muốn xanh xao vì hậu sản, mẹ ở cữ đừng dại ăn nhiều 6 thực phẩm này

Thảo Nguyên - Ngày 01/10/2022 16:01 PM (GMT+7)

Sau sinh, không phải thực phẩm nào mẹ bỉm sữa cũng có thể ăn được bởi rất có thể gây hậu sản. Bởi thế, cần phải tìm hiểu rõ để hạn chế và tránh xa các thực phẩm dưới đây.

Trong suốt những tháng ngày ở cữ, sản phụ sẽ được người thân gia đình bồi bổ rất nhiều món ăn ngon, giàu dinh dưỡng để có thể nhanh chóng phục hồi lại và có nhiều sữa cho thoải mái bú. Nhưng nếu không biết, rất có thể bạn ăn phải những món ăn gây hậu sản ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ trong 1 thời gian dài.

1. Không ăn nhiều thịt bò, thịt trâu 

Thịt bò không ăn nhiều vì có tính hàn, chậm tiêu, dễ kích ứng (Ảnh minh họa)

Thịt bò không ăn nhiều vì có tính hàn, chậm tiêu, dễ kích ứng (Ảnh minh họa)

Các loại thịt đỏ tuy rất giàu dinh dưỡng nhưng lại là những thức ăn có thể ảnh hưởng không tốt cho mẹ sau sinh nếu ăn nhiều vì có tính hàn, vị tanh dễ gây kích ứng, chậm tiêu. Bên cạnh đó, thịt có nhiều protein nên nếu ăn thì ăn vào buổi sáng hoặc trưa, ăn tối sẽ khiến cho gan phải hoạt động nhiều vào ban đêm, rất dễ gây ra các bệnh về đại tràng, gan,…

Vì thế, bạn nên bổ sung loại thịt này đúng cách, chỉ ăn lượng vừa đủ và ăn vào buổi sáng hoặc trưa sẽ tốt cho sức khỏe. Đặc biệt tuyệt đối không ăn thịt bò tái dễ gây các bệnh liên quan đến giun sán, kí sinh trùng, gặp các vấn đề về tiêu hóa.

2. Không ăn gia vị tỏi, ớt, tiêu

Bình thường ăn gia vị sẽ rất tốt cho sức khỏe nếu ăn lượng vừa phải hàng ngày. Nhưng sau sinh, chị em nên nói không với các loại gia vị cay nóng bởi chúng có thể gây co thắt dạ con, đau dạ dày, nấc …

Chưa kể, ăn nhiều gia vị cay còn khiến con nhỏ bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón sau sinh, cáu gắt… Ăn đồ cay làm mẹ dễ bị táo bón và bệnh trĩ sau khi sinh.

Nếu không muốn xanh xao vì hậu sản, mẹ ở cữ đừng dại ăn nhiều 6 thực phẩm này - 2

3. Không ăn kem, trái cây để tủ lạnh

Những món kem lạnh hay trái cây để lạnh rất hấp dẫn nhưng bà đẻ cũng nên cẩn trọng và tránh xa. Bởi ngoài gây hiện tượng đau bụng dưới, lạnh run người, ê răng còn khiến con bị đau bụng, tiêu chảy khi bú sữa mẹ… Đây cũng là một nguyên nhân làm cho các cơn đau của mẹ kéo dài hơn.

Trái cây khi bảo quản tủ lạnh, các mẹ nên bỏ ra ngoài cho hết lạnh rồi mới ăn. 

4. Không ăn nhiều các loại thực phẩm chiên rán

Rất nhiều bà đẻ thích ăn gà rán, khoai tây chiên, nem rán song đây là những món ăn nhiều dầu mỡ, có hàm lượng chất béo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng, dễ gây béo phì, mỡ máu. Chúng lại càng không tốt cho chị em sau sinh vì gây đầy bụng, khó tiêu, đồng thời cũng không có lợi cho quá trình hồi phục của mẹ.

Ngoài ra, dầu mỡ cũng có thể gây ra một số vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ. Bởi thế bà đẻ hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

Ăn đồ chiên rán không có lợi cho mẹ phục hồi (Ảnh minh họa)

Ăn đồ chiên rán không có lợi cho mẹ phục hồi (Ảnh minh họa)

5. Không ăn đồ sống như gỏi, thịt tái, đồ ăn hâm lại nhiều lần

Gỏi, thịt tái, đồ ăn hâm lại nhiều lần là các món tuyệt đối không được ăn nếu không sẽ bị đau bụng, nhiễm giun sán, tiêu chảy, thậm chí gây ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa.

6. Không ăn nhiều các loại rau cải, lá lốt, đinh lăng

Để thay đổi bữa ăn hàng ngày cho nhiều bà đẻ, nhiều người thân thường nấu các loại rau cải như: bắp cải, bông cải xanh, cải đắng, cải bẹ xanh, cải cúc hoặc mùi tây, lá lốt, lá đinh lăng…

Rau cải tính hàn không nên ăn nhiều sau sinh. (Ảnh minh họa)

Rau cải tính hàn không nên ăn nhiều sau sinh. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên bà đẻ không nên ăn nhiều các thực phẩm này vì chúng có tính hàn, thanh nhiệt tốt nhưng dễ sinh hơi, đầy bụng. Ngoài ra, lá lốt là món ăn có khả năng khiến nhiều chị em bị mất sữa sau sinh tùy vào cơ địa từng người. 

Riêng rau cải, những phụ nữ mới sinh bị bệnh táo bón và tiểu ít cũng nên tránh ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín. Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ Goitrin, chất này tuy có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, những người hoặc sản phụ bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải nhiều.

Lưu ý:

Hậu sản thường xuất hiện trong khoảng thời gian 6 tuần kể từ ngày sau sinh trở đi. Trong thời gian này, cơ thể người mẹ còn yếu do quá trình mang thai, sinh nở. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, đúng cách sẽ rất dễ mắc các bệnh hậu sản như: băng huyết sau sinh, sản dịch sau sinh, nhiễm khuẩn hậu sản…

Sau sinh cơ thể người mẹ còn yếu do quá trình mang thai, sinh nở nên phải ăn uống cẩn trọng để tránh hậu sản. (Ảnh minh họa)

Sau sinh cơ thể người mẹ còn yếu do quá trình mang thai, sinh nở nên phải ăn uống cẩn trọng để tránh hậu sản. (Ảnh minh họa)

Có nhiều nguyên nhân khiến nhiều bà đẻ sau sinh phải đối mặt với bệnh này như căng thẳng, mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng do kiêng khem quá mức… Vì thế, mẹ cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất để có thể nhanh chóng phục hồi sinh lực sau quá trình mang thai, sinh nở và tránh các loại thực phẩm không tốt cho mẹ sau sinh khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, thể lực kém, suy nhược…

Mạnh tay chi 66 triệu đồng thuê siêu bảo mẫu chăm ở cữ: Được cơm bưng nước rót, mẹ chỉ việc chơi với bé
Để có thể được nghỉ ngơi hoàn toàn và phục hồi sức khỏe sau sinh, em bé sinh ra được chăm sóc tốt nhất, sản phụ này đã mạnh tay bỏ ra số tiền 66 triệu...

Chăm sóc sau sinh

Theo Thảo Nguyên Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức sau sinh