Những điều chứng tỏ 9 tháng mang thai thật kỳ diệu!

Ngày 14/03/2016 19:00 PM (GMT+7)

Ở tuần thứ 13, thai nhi đã có dấu vân tay của riêng mình.

Dù bạn chưa từng một lần mang bầu, bạn cũng có thể biết những điều cơ bản về thai kỳ như bụng phụ nữ sẽ to lên, bàn chân sưng phù, đau lưng, mệt mỏi, ốm nghén… Đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất ai cũng biết. Tuy nhiên trong 9 tháng mang thai, còn có rất nhiều điều thú vị, thậm chí là kỳ diệu mà không phải bà mẹ nào cũng biết.

Trước hết, mời các mẹ cùng xem video thú vị về sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ:

Những điều thú vị về thai nhi trong 9 tháng

1. Bất cứ bà mẹ nào khi đi khám thai cũng được bác sĩ kết luận một ngày dự kiến sinh, tuy nhiên bạn cần biết rằng ngày này chỉ mang tính chất đúng tương đối. Theo thống kê, chỉ 1/20 phụ nữ sinh con đúng ngày dự sinh, trong khi hầu hết các bà mẹ đều sinh sớm hoặc muộn hơn ngày này 1-2 tuần.

2. Một số bà mẹ tính thai kỳ theo tháng nhưng hầu hết họ tinh theo tuần. Độ dài trung bình của thai kỳ là 40 tuần và được chia thành 3 giai đoạn gọi là tam cá nguyệt.

3. Một tỷ lệ lớn các bà mẹ sẽ chờ đợi hết 3 tháng đầu mới thông báo tin vui có thai với mọi người bởi nguy cơ sẩy thai ở thời gian này khá cao.

4. Từ khoảng tuần thứ 6-7 thai kỳ, mẹ sẽ nghe được nhịp tim của thai nhi mỗi lần đi thăm khám bác sĩ.

5. Tất cả các cơ quan chính của bé như tim, phổi, thận, não và ruột được hình thành và đi vào hoạt động từ tuần thứ 10, mặc dù khi đó thai nhi chỉ nhỏ bằng quả táo.

6. Khi chào đời, em bé sẽ có tới 300 chiếc xương riêng biệt nhưng sau đó một số sẽ hợp lại với nhau, đến khi trưởng thành chỉ cón 206 xương trong cơ thể.

Những điều chứng tỏ 9 tháng mang thai thật kỳ diệu! - 1

Ở tuần thứ 13, thai nhi đã có dấu vân tay của riêng mình. (ảnh minh họa)

7. Chuyển động của em bé đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, giúp định hình các cấu trúc trong cơ thể.

8. Em bé hoàn toàn có thể nhận ra giọng nói của người mẹ khi vừa chào đời.

9. Ở tuần thứ 10 thai kỳ, em bé đã hoàn thành xong giai đoạn quan trọng nhất của quá trình phát triển trong bụng mẹ.

10. Mẹ sẽ không thể cảm nhận được những chuyển động của bé nhưng ở tuần thứ 10, nếu mẹ chạm vào bụng, em bé sẽ phản ứng lại bằng cách chuyển động hoặc nhào lộn trong bụng.

11. Ở tuần thứ 13, thai nhi đã có dấu vân tay của riêng mình.

12. Nếu bạn mang thai một bé gái thì ở tuần thứ 18, tử cung và ống dẫn trứng đã được hình thành và phát triển khá hoàn thiện.

13. Đến tuần thứ 23, em bé của mẹ sẽ bị giật mình nếu nghe thấy âm thanh, tiếng động lớn, đột ngột từ bên ngoài.

14. Khi tử cung chuyển động một cách nhẹ nhàng, đều đặn là lúc em bé đang nấc.

15. Vào khoảng tuần thai thứ 27, thai nhi sẽ bắt đầu tập thở, mặc dù phổi lúc này vẫn chứa nước ối và không hề có oxy.

16. Vào tuần 28, thai nhi sẽ có thể ngửi thấy những mùi tương tự như mẹ ngửi thấy.

17. Khi em bé mới sinh ra, đôi mắt sẽ bằng 75% kích cỡ khi trưởng thành.

Sự thay đổi cơ thể mẹ bầu

1. Khi mang thai, đồng nghĩa với việc bụng mẹ sẽ to lên, cân nặng tăng, da thay đổi thường là xấu hơn và tóc có xu hướng đẹp hơn… tuy nhiên những thay đổi này sẽ biến mất sau sinh.

2. Lượng máu trong cơ thể mẹ cũng tăng lên đáng kể trong thai kỳ, thậm chí tăng thêm khoảng 50%.

Những điều chứng tỏ 9 tháng mang thai thật kỳ diệu! - 2

Lượng máu trong cơ thể mẹ cũng tăng lên đáng kể trong thai kỳ, thậm chí tăng thêm khoảng 50%. (ảnh minh họa)

3. Mẹ sẽ đối mặt với hiện tượng đi tiểu thường xuyên do áp lực từ tử cung lên bang quang và do lưu lượng máu tăng.

4. Trong thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu đều cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, đặc biệt ở đầu và cuối thai kỳ.

5. Hiện tượng đau nhức như đau đầu, ợ nóng, đau lưng, chuột rút, chóng mặt… là một phần của thai kỳ.

6. Buồn nôn có thể xảy ra bất cứ khi nào trong ngày, nhưng phổ biến hơn vào buổi sáng.

7. Vào quý thứ 3 thai kỳ, khi bụng to lên, mẹ sẽ khó có thể nhìn xuống dưới đôi chân của mình. Bà bầu cũng khó có thể lái xe ô tô vì bụng đã quá lớn. Và thậm chí việc đứng lên, ngồi xuống hay ra khỏi giường cũng không hề đơn giản.

BÀI LIÊN QUAN

Sửng sốt với clip bác sĩ rạch bọc ối đưa thai nhi ra ngoài

Khám phá sự phát triển 12 tuần đầu đời của thai nhi

Những loại thuốc mẹ uống vào là "đầu độc" thai nhi

Mô tả cực thú vị về kích thước thai nhi trong bụng mẹ

Nguyệt Minh (Theo Momjunction)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sự phát triển thai nhi