Nỗi niềm của mẹ sinh mổ

Ngày 29/10/2015 10:00 AM (GMT+7)

Bé sinh mổ có nguy cơ gặp phải các rối loạn tiêu hóa nhẹ cao hơn trẻ sinh thường.

Các chuyên gia y tế và ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyên các mẹ bầu nên chuyển dạ và sinh tự nhiên. Tuy nhiên, vì một số lý do, trong đó có các trường hợp bất khả kháng mà mẹ bầu được chỉ định sinh mổ. Khi đó, đối với mẹ sinh mổ, sự đau đớn của bản thân khi trải qua một ca phẫu thuật cũng không so sánh được với nỗi lo cho thiên thần nhỏ của mình.

Mẹ lo lắng cho hệ hô hấp của con

Khi mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, vấn đề lo lắng lớn nhất chính là hệ hô hấp của bé con. Theo ThS.BS Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh Viện Từ Dũ TPCM “Bé sinh mổ thường gặp phải những vấn đề về sức khỏe, như ngực bé không bị ép mạnh khi đi qua đường sinh dục của mẹ như sinh thường nên dịch ứ trong phổi không được ép ra, bé có nguy cơ cao bị suy hô hấp cấp.”

Cũng theo ThS.BS Lê Quang Thanh, bé sinh mổ dễ bị dị ứng và hen suyễn. Do sinh trong phòng mổ được tiệt trùng kỹ, không được tiếp xúc vi khuẩn có lợi trên cơ thể mẹ, khi ra phòng thường bé lại phải tiếp xúc vi trùng bệnh viện - là những vi trùng kháng thuốc, nếu nhiễm bệnh sẽ điều trị khó khăn. So với bé sinh thường, bé sinh mổ có hệ miễn dịch kém phát triển hơn và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thiện (6 tháng) so với trẻ sinh thường (10 ngày). Những năm đầu đời, bé sinh mổ dễ bị tiêu chảy, dị ứng; lớn lên tỷ lệ bị hen suyễn khá cao.

Chị Ngọc Lan (ngụ quận 4, TPHCM) có con sinh mổ chia sẻ: “Tôi sinh mổ do huyết áp cao, mặc dù đã chuẩn bị tinh thần sẽ nỗ lực thật nhiều để bé được khoẻ mạnh như các bé sinh thường nhưng đến khi vào thực tế mới thấy khó khăn rất nhiều. Bé thường dễ bị bệnh vặt như sổ mũi, ho khan… khi trở trời, nhất là mùa lạnh. Bé còn hay bị dị ứng nếu vô tình hít phải khói bụi”.

Trẻ sinh mổ và hệ tiêu hoá non nớt

Tuy nhiên, đối với các bé sinh mổ, nỗi lo của mẹ không chỉ dừng ở hệ hô hấp mà còn hệ tiêu hoá non nớt và nhạy cảm không kém. Chị Ngọc Lan chia sẻ thêm, bên cạnh vấn đề về hô hấp, con chị cũng thường có các triệu chứng rối loạn tiêu hoá nhẹ như nôn trớ, táo bón khiến chị vô cùng lo lắng.

Nỗi niềm của mẹ sinh mổ - 1

Bé sinh mổ có nguy cơ gặp phải các rối loạn tiêu hóa nhẹ cao hơn trẻ sinh thường

Một nghiên cứu mới đây tiến hành khảo sát trên 1.000 bà mẹ có con nhỏ trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi ở 4 thành phố lớn tại Việt Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ), cho thấy có tới 93% các bà mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường vào những năm đầu đời. Đặc biệt́, bé sinh mổ có nguy cơ gặp phải các rối loạn tiêu hóa nhẹ còn cao hơn trẻ sinh thường. Giải thích lý do, các chuyên gia cho rằng các loại kháng sinh trong quá trình phẫu thuật người mẹ cũng tác động đến hệ vi sinh đương ruột của bé, giới hạn sự phát triển của các lợi khuẩn, gây hiện tượng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Bên cạnh đó, hệ tiêu hoá của bé trong những năm đầu đời chưa phát triển hoàn thiện là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng kém hấp thu và rối loạn tiêu hóa nhẹ ở trẻ. Phát biểu trong buổi toạ đàm dinh dưỡng với chủ đề “Tiêu hoá dễ dàng giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn” diễn ra ngày 3.10 tại TPHCM vừa qua, Ths. Bs Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn dinh dưỡng Đại học Y Phạm Ngọc Thạch cho biết “Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hoá của bé có hoạt động của men lactase (loại men dùng để tiêu hóa đường lactose) ở mức 70% dẫn đến tình trạng khó tiêu hoá lactose. Bên cạnh đó, hoạt động của men enterokinase chỉ ở mức 25%, và hoạt động của men pepsin chỉ đạt ở mức 50% lúc 7 tháng, gây nên tình trạng khó tiêu hoá đạm. Những số liệu trên cho thấy hệ tiêu hoá của bé trong giai đoạn đầu đời còn rất non nớt và nhạy cảm. Do đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gặp tình trạng kém tiêu hóa đạm và đường lactose, là nguyên nhân khiến trẻ không hấp thu tốt chất dinh dưỡng trong sữa hay thức ăn.”

Nỗi niềm của mẹ sinh mổ - 2

Để giảm thiểu rối loạn tiêu hóa nhẹ ở trẻ, mẹ cần cung cấp một nguồn dinh dưỡng vượt trội, hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não

Nói đến hệ quả của việc kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt đối với trẻ sinh mổ. Theo ThS.BS Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh Viện Từ Dũ TPCM, cho biết: “Nghiên cứu cho thấy 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi do hệ tiêu hóa còn non yếu. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến ở trẻ sinh mổ và sinh non. Điều này khiến cho trẻ nhỏ bị hạn chế khả năng hấp thu các dưỡng chất quan trọng như DHA, ARA… từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não toàn diện”.

Theo các chuyên gia nhi khoa và dinh dưỡng, để giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hoá nhẹ ở trẻ trong những năm đầu đời, mẹ cần cung cấp cho bé một nguồn dinh dưỡng vượt trội, hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não cho bé. Trong 2 năm đầu đời, sữa mẹ luôn được khuyên là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, trong các giai đoạn phát triển về sau, hoặc trong trường hợp bé cần dùng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung, mẹ cần cho bé sử dụng những sản phẩm sữa có chứa đạm được cắt nhỏ hay còn gọi là đạm thủy phân một phần với tỷ lệ đạm whey: casein là 60:40 và giảm lượng đường lactose đến mức phù hợp để giúp bé tiêu hoá dễ dàng hơn.

Enfagrow A+ Gentle Care - được đặc chế hỗ trợ phát triển trí não tốt hơn và dễ tiêu hóa dành cho hệ tiêu hóa nhạy cảm của trẻ nhỏ. Sản phẩm chứa hàm lượng đúng DHA và ARA theo khuyến nghị FAO/WHO giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn ngay từ đầu.

Thanh Thuỷ.
Nguồn: [Tên nguồn].

Tin bài cùng chủ đề Sinh mổ