Phụ nữ mang thai và nỗi ám ảnh mang tên “hóa chất độc hại”

Ngày 19/11/2016 10:36 AM (GMT+7)

Sức khỏe bà mẹ mang thai cần được chăm sóc cẩn thận, chỉ cần một sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Do ảnh hưởng từ môi trường sống ngày càng phức tạp, các rủi ro đối với sức khỏe thai phụ và thai nhi cũng gia tăng, tỉ lệ sẩy thai và thai chết lưu ngày càng tăng cao ở Việt Nam. Để bảo vệ sức khỏe của bà mẹ mang thai cần hiểu rõ và đề phòng các nguyên nhân gây ra rủi ro, điển hình là các loại hóa chất độc hại.

Sẩy thai do tiếp xúc với hóa chất

Hàm lượng các chất hóa học trong hàng hóa như thực phẩm, mỹ phẩm, nguồn nước, không khí ngày càng gia tăng. Sức khỏe người Việt đối mặt các rủi ro từ việc tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất độc hại, nhất là phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu hoặc thai dị tật.

Ở châu Á, thai lưu chiếm đến 25-40/1.000 trường hợp đẻ sống và thường gặp ở phụ nữ từ 20-30 tuổi trong lần đầu mang thai. Cho thấy sức khỏe của thai phụ phải chịu nhiều tác động từ môi trường mà dễ nhận thấy nhất là các chất hóa học với hàm lượng cao trong cuộc sống hằng ngày.

Phụ nữ mang thai và nỗi ám ảnh mang tên “hóa chất độc hại” - 1

Tiếp xúc thường xuyên với các chất hóa học dễ gây hại cho thai phụ

Theo các bác sĩ và chuyên gia về sức khỏe, mẹ bầu cần chủ động bảo vệ bản thân không chỉ về dinh dưỡng, tập luyện, tham khảo ý kiến bác sĩ, mà phải trang bị kiến thức về các rủi ro như hóa chất để đề phòng và xử lý kịp thời. Các chuyên gia y tế cảnh báo cộng đồng về các hóa chất, thành phần độc hại trong thực phẩm, như chất bảo quản hay hương liệu. Coumarin là chất có trong các hương liệu điển hình được sử dụng trong các loại thực phẩm đóng gói. Đây là loại hóa chất đã bị Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấm sử dụng do nguy cơ gây ung thư, các chứng bệnh nguy hiểm đến gan, hệ thần kinh, tim mạch. Chất này vốn được sử dụng trong thuốc diệt chuột, nay lại được dùng làm hương liệu trong các loại thực phẩm và cả thuốc lá lậu.

Tại Việt Nam, chất coumarin trong thuốc lá lậu trở thành mối đe dọa khi Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam công bố, mỗi năm có trên 850 triệu gói thuốc lá điếu nhập lậu được tiêu thụ ở Việt Nam (chiếm 20% thị phần), trong đó Jet và Hero chiếm hơn 90%. Thất thu thuế trên 8.000 tỉ đồng/năm và làm “chảy” trên 200 triệu USD qua biên giới do hoạt động buôn lậu thuốc lá. Coumarin đe dọa đến sức khỏe cộng đồng, bà mẹ mang thai. Khi hút thuốc lá lậu, coumarin sẽ phát tán ra không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng trực tiếp và người hít phải khói thuốc lá. Theo một số tài liệu khoa học từ Đại học Y Groningen, Hà Lan, coumarin không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý của nam giới mà còn gây ra tình trạng sẩy thai cho phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc thường xuyên.

Phụ nữ mang thai và nỗi ám ảnh mang tên “hóa chất độc hại” - 2

Tham khảo ý kiến của bác sĩ về các vấn đề sức khỏe thai kỳ

Phòng tránh hiểm họa sẩy thai do hóa chất

Hóa chất độc hại có thể hiện hữu ở khắp mọi nơi. Vì vậy, để giảm thiểu những nguy cơ gây hại cho bà mẹ mang thai, bạn cần có những lưu ý cụ thể trong cách sinh hoạt hằng ngày cũng như khi tiếp xúc với môi trường.

Phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và lưu ý về thành phần của các loại thực phẩm này. Tránh các loại thực phẩm như thịt sống hoặc có chứa vi khuẩn listeria hoặc toxoplasma.

Hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường độc hại, đeo găng tay khi dùng các chất tẩy rửa, đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đến nơi công cộng. Tuyệt đối tránh xa chất coumarin, dù là tiếp xúc chủ động hay thụ động. Có ý thức về tác hại của coumarin cũng như thuốc lá lậu.

Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của phụ nữ, ngay cả trong thai kỳ. Hạn chế sử dụng các sản phẩm như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay hay son môi. Thay vào đó, có thể lựa chọn sử dụng những loại mỹ phẩm an toàn từ thiên nhiên.

Ngoài việc thăm khám định kỳ, bà mẹ mang thai nên thường xuyên cập nhật các thông tin hữu ích qua sách báo hoặc tìm đến các chuyên gia, bác sĩ để lắng nghe những lời khuyên về sức khỏe.

Theo Kỳ Duyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác