Sẵn sàng lên chức mẹ!

Ngày 16/03/2014 11:00 AM (GMT+7)

Cẩn nang dưới đây sẽ cung cấp cho chị em đầy đủ kiến thức trước khi bầu bí và sinh con.

Rất nhiều phụ nữ "ngại" sinh con vì họ sợ mệt mỏi khi mang bầu, sợ đau đẻ, sợ nuôi con... Tuy nhiên, niềm hạnh phúc được bế thiên thần nhỏ trên tay thì có gì sánh được. Vì vậy, lời khuyên cho tất cả chị em là nên gạt bỏ những nỗi sợ vụn vặt kia để bắt đầu hành trình làm mẹ.

Đừng bao giờ có suy nghĩ sợ có con mà hãy chủ động để lên chức mẹ khi nào bạn cảm thấy đúng. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng hành trang cho mình về tài chính, sức khỏe để việc có con không bị bỡ ngỡ.

Mẹ hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây để việc lên chức mẹ nhẹ nhàng hơn nhé!

Trước khi mang bầu

Để có thai kỳ hoàn hảo, chị em nên dành ít nhất từ 3-6 tháng để chuẩn bị cho việc có bầu một cách chu đáo và khoa học. Một mầm sống khoẻ mạnh cần một mảnh đất ươm màu mỡ. Bạn cần làm gì?

- Trước hết nếu mẹ mắc các bệnh mãn tính như suyễn, tiểu đường, tim thì bạn nên kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

- Mẹ cũng cần đi khám phụ khoa để biết bạn có gặp các vấn đề gì không có lợi cho việc thụ thai như viêm nội mạc tử cung, trao đổi với bác sĩ về các kỳ sẩy thai, sinh non, chửa trứng để không gặp phải vấn đề đó nữa.

- Chị em nên làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm viêm gan B, đặc biệt bạn không nên có bầu trong vòng 3 tháng khi vừa bị thuỷ đậu.

- Để tránh một số bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi sau này mẹ nên cân nhắc tiêm phòng các loại như viêm gan B, rubella và không nên thụ thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm phòng các bênh nêu trên.

- Mẹ cũng nên chăm sóc lại răng miệng vì khi bạn bầu rất dễ mắc các bệnh về răng mà khó điều trị răng trong thời kỳ này.

- Ngoài ra, hai vợ chồng bạn còn cần chuẩn bị sẵn sàng về cả tâm lý và thể chất: thay đổi chế độ ăn uống kiêng khem, thất thường bằng chế độ ăn uống nhiều chất, giàu hàm lượng acid folic (có nhiều trong rau màu xanh đậm), uống thêm viên sắt, axit folic và các vitamin D, E tăng cường, giảm hàm lượng chất béo và đường.

Sẵn sàng lên chức mẹ! - 1
Để có thai kỳ hoàn hảo, chị em nên dành ít nhất từ 3-6 tháng để chuẩn bị cho việc có bầu một cách chu đáo và khoa học. (ảnh minh họa)

Trong khi mang bầu

Khi một mầm sống đang dần lớn lên trong cơ thể người mẹ cũng kéo theo rất nhiều các các lệ hụy khác như: mót đi tiểu vào ban đêm, dễ nôn oẹ, mệt mỏi... Lúc này, mẹ không được lao động quá nặng, hạn chế mang vác, không đi dép cao và đặc biệt tránh để mình bị sốt, cúm, và bị ngã.

Trong thời kỳ mang thai, mẹ sẽ rất hay gặp những cơn nóng giận, vui buồn lẫn lộn. Đặc biệt bạn còn rất dễ bị tủi thân nếu thiếu sự quan tâm của người thân. Các đức lang quân hãy dẹp bớt bộn bề của công việc, các lần gặp gỡ với bạn bè, hãy cùng vợ mình chia sẻ giai đoạn quan trọng này, hãy đặc biệt quan tâm yêu thương vợ, tạo cho người vợ một tâm lý vui tươi, hạnh phúc. Còn các mẹ hãy vui vẻ và hạnh phúc tận hưởng thời gian này.

Mẹ cũng nên bắt đầu một cuộc sống lành mạnh để chăm sóc bản thân mình và thai nhi bằng việc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc tập hít thở sâu 5 phút mỗi lần vào các buổi sáng sớm trong lành hay trước khi đi ngủ; nghe nhạc giao hưởng cổ điển, nhẹ nhàng; hãy giải toả các cơn giận, các nỗi buồn vô cớ hay những lo lắng bằng cách nói chuyện với bạn bè thân, với chồng và tham gia vào hội những người có bầu để được chia sẻ.

Bất cứ khi nào thấy có bất thường như: đau bụng dưới, ra máu, ra dịch nâu, nước vàng, sốt cao... mẹ cần đi khám bác sĩ ngay.

Hơn thế nữa, các mẹ cũng rất cần tham gia các khoá học tiền sản để hiểu hơn về giai đoạn quan trọng này đối với cả bạn và bé. Những buổi học này sẽ cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích giúp cho hành trình lên chức mẹ của chị em nhẹ nhàng hơn.

Kim Hoa (Theo BB)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thông tin y tế