Sau sinh sản phụ liên tục bị chảy máu, y tá khám thì tá hỏa thấy vết rách 3cm ở tử cung chưa được khâu

Thảo Nguyên - Ngày 17/10/2022 16:04 PM (GMT+7)

Điều này khiến chồng cô phải dùng hết 8 cuộn giấy vệ sinh để thấm máu cho vợ.

4 tiếng sau sinh trôi qua nhưng sản phụ Tiểu Lưu (Trung Quốc) mới bắt đầu chợp mắt được 1 chút. Bởi trước đó cô bị tình trạng chảy máu liên tục sau sinh khiến sắc mặt nhợt nhạt, tay chân đổ mồ hôi. Điều này khiến chồng cô phải dùng hết 8 cuộn giấy vệ sinh để thấm máu cho vợ.

Chính bởi thế đêm ấy khi đi kiểm tra khoa như thường lệ, nữ y tá ở Thâm Quyến đã nhận thấy sự bất thường ở sản phụ vừa sinh con này. Cô muốn thăm khám cho Tiểu Lưu luôn nhưng đã bị chồng của sản phụ ngăn lại vì cho rằng vợ mới ngủ được 1 chút.

Quay trở lại khoa để kiểm tra hồ sơ của sản phụ này, nữ y tá thấy cô nhập viện từ 6 giờ tối hôm trước trong tình trạng có những cơn gò chuyển dạ, thai nhi được 40 tuần tuổi, huyết áp 120/70, tim thai 140/phút, tử cung mở 2cm. Nói chung, tiến độ chuyển dạ của Tiểu Lưu tương đối tốt, sau 2 tiếng đã sinh thường được bé gái nặng 2,5kg.

Tiểu Lưu bị tình trạng chảy máu liên tục sau sinh khiến sắc mặt nhợt nhạt, tay chân đổ mồ hôi sau sinh (Ảnh minh họa)

Tiểu Lưu bị tình trạng chảy máu liên tục sau sinh khiến sắc mặt nhợt nhạt, tay chân đổ mồ hôi sau sinh (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, 30 phút sau sinh, nhau thai vẫn chưa tụt xuống, bác sĩ tiến hành bóc tách bằng tay. Quá trình nạo lấy nhau thai, bác sĩ thấy đáy chậu bị rách cấp độ 1 nên đã tiến hành khâu lại và để sản phụ theo dõi trong phòng sinh 2 tiếng. Tuy nhiên do không thấy gì bất thường nên Tiểu Lưu được đưa về phòng nằm nghỉ.

Tình trạng xuất huyết của Tiểu Lưu không được phát hiện cho tới khi nữ y tá kia nhận thấy sắc mặt của cô bất thường và huyết áp giảm xuống 90/60. Sau đó, nữ y tá vội thông báo cho bác sĩ trực ban và nhanh chóng đưa sản phụ đi cấp cứu.

Khi các bác sĩ kiểm tra cũng thấy tử cung co bóp tốt và thấy các cục máu đông chảy ra từ âm đạo rất nhiều nên chẩn đoán sơ bộ cô bị tổn thương đường âm đạo, sốc xuất huyết, thiếu máu.

Tuy nhiên sau đó, bác sĩ phát hiện ra cổ tử cung của cô bình thường, nhưng có một vết rách 3cm x 1,5cm ở giữa âm đạo không được khâu lại. Và đây chính là nguyên nhân gây xuất huyết.

Ngay lập tức, bác sĩ đã khâu lại vết rách để cầm máu và cứu sống Tiểu Lưu. Do bị mất máu quá nhiều nên cô được truyền thêm 300ml máu, uống kháng sinh tránh nhiễm trùng. 5 ngày sau đó, Tiểu Lưu đã bình phục và được xuất viện.

Chảy máu sau sinh khi nào là bất thường và cách bác sĩ xử trí?

Ra máu nhiều sau khi sinh được gọi là băng huyết sau sinh, xảy ra ở khoảng 5% phụ nữ sinh con. Điều này có nhiều khả năng xảy ra trong 24 giờ đầu tiên sau sinh. Nó cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong vòng 12 tuần đầu tiên sau khi sinh con.

Băng huyết sau sinh rất nguy hiểm, có thể làm giảm huyết áp và gây tử vong. Vì thế nếu sau sinh có cách dấu hiệu sau, sản phụ phải lập tức thông báo với bác sĩ:

- Chảy máu đỏ tươi sau ngày thứ ba sau khi sinh

- Cục máu đông lớn hơn quả mận

- Chảy máu thấm nhiều hơn một băng vệ sinh/giờ và không chậm lại hoặc không ngừng

- Nhìn mờ

- Ớn lạnh

- Da toát mồ hôi lạnh

- Tim đập loạn nhịp

- Chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn

Ngay lập tức, bác sĩ đã khâu lại vết rách để cầm máu và cứu sống Tiểu Lưu (Ảnh minh họa)

Ngay lập tức, bác sĩ đã khâu lại vết rách để cầm máu và cứu sống Tiểu Lưu (Ảnh minh họa)

Để chẩn đoán băng huyết sau sinh, các bác sĩ dựa trên quan sát chặt chẽ lượng máu chảy ra, huyết áp và nhịp tim có thể giúp bác sĩ xác định liệu mất máu có quá nhiều hay không. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm âm đạo và tầng sinh môn để xem có các vết rách có thể cần được điều trị thêm.

Khi điều trị cho sản phụ băng huyết sau sinh, nếu bị ra máu quá nhiều, tử cung sản phụ sẽ được xoa bóp bằng cách ấn vào bụng và bác sĩ sẽ truyền oxytocin liên tục qua đường truyền tĩnh mạch giúp tử cung co hồi lại. Hoặc sản phụ được truyền dịch qua đường tĩnh mạch để giúp khôi phục lượng chất lỏng trong máu đã chảy ra hay sử dụng một loại thuốc khác giúp tử cung co lại.... Những loại thuốc này có thể được tiêm vào cơ bắp, đặt dưới dạng viên nén trong trực tràng hoặc trong khi sinh mổ, tiêm vào tử cung.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân của việc chảy máu quá nhiều. Tùy theo từng nguyên nhân mà có cách xử trí khác nhau. Nếu tử cung có các vết rách thì sẽ được xử lý khâu lại hoặc nếu sót nhau thai thì tìm cách loại bỏ các mảnh vụn còn sót lại trong tử cung…

Vợ bị băng huyết sau sinh, chồng chăm hết mực đến khi khỏe lại liền đưa đơn ly hôn
Vì bị mắc bệnh di truyền lặn nên người phụ nữ bị băng huyết sau sinh, đứa con sinh ra cũng mắc phải bệnh này nhưng người chồng lại kiên quyết ly hôn...

Tin tức mẹ bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện đi đẻ