Sinh con xong, sản phụ mỉm cười mãn nguyện, riêng bác sĩ lại thấy đau lòng

Thùy Dương. - Ngày 20/01/2022 14:38 PM (GMT+7)

Trái ngược hoàn toàn với sự vui mừng, hạnh phúc cùa sản phụ, cả ê-kíp đỡ sinh hôm ấy đều đau lòng.

Theo các chuyên gia, độ tuổi thích hợp nhất để sinh con ở phụ nữ là từ 24 đến 30 tuổi. Đây được coi là “thời điểm vàng” bởi khả năng đậu thai cao, quá trình sinh nở và hồi phục sau sinh cũng không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít mẹ bầu không những mang thai muộn sau tuổi 35 mà còn sinh dày khiến bác sĩ phải “thót tim” trong khi đỡ đẻ.

Sau khi kết hôn, chị Linh (36 tuổi, sống ở Quý Dương, Trung Quốc) đã hạ sinh cho chồng một cô con gái vô cùng xinh đẹp và đáng yêu. Vốn dĩ, chị định chỉ sinh một con để nuôi dạy cho tốt, nhưng vì ông xã là con một, áp lực con nối dõi tông đường đè nặng lên vai của hai vợ chồng. Cuối cùng, chị Linh đành thỏa hiệp với chồng sẽ sinh thêm đứa thứ 2 khi con gái đầu được 9 tuổi.

Thế nhưng, lần mang thai thứ 2 này lại là con gái. Khi chị sinh con, bố mẹ chồng chị Linh vô cùng thất vọng. Ông bà nói bóng gió đủ điều chỉ với một mục đích là ép con dâu sinh con xong sẽ mang thai nữa cho đến khi sinh được cháu trai thì thôi.

Đứa con thứ 2 cũng là con gái, nên chị Linh đã phải làm liều mang thai thêm 1 lần nữa ngay sau đó (Ảnh minh họa)

Đứa con thứ 2 cũng là con gái, nên chị Linh đã phải "làm liều" mang thai thêm 1 lần nữa ngay sau đó (Ảnh minh họa)

Tuy không nói gì, nhưng chị Linh rất buồn, chị không muốn bị nhà chồng kinh thường nên cũng cũng muốn “đẻ luôn một thể”. Thế nên, con gái thứ 2 được 6 tuổi thì chị đã đang bầu 2 tháng. Nhưng điều ấy không làm cho bà mẹ 3 con thấy mệt mỏi, áp lực vì đứa trẻ trong bụng chị là một bé trai.

Đến tuần 32 của thai kỳ, chị Linh bị đau bụng và đi ngoài ra máu. Bác sĩ liền quyết định cho chị sinh mổ sớm. Sau 3 giờ phẫu thuật căng thẳng, cuối cùng chị Linh cũng mẹ tròn con vuông, em bé được đưa qua phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh để nằm lồng ấp.

Vậy nhưng, điều khiến các bác sĩ và y tá trong ê-kíp mổ đau lòng chính là khuôn mặt sản phụ đã nở nụ cười mãn nguyện khi nghe thông báo em bé là một cậu con trai. Chị không những là sản phụ lớn tuổi, lại còn sinh mổ dày 2 năm 2 lần lên bàn mổ, nhưng vì 3 chữ “con nối dõi” mà đánh cược cả tính mạng của mình để sinh con.

Nghe bác sĩ thông báo em bé là con trai, chị Linh mỉm cười mãn nguyện nhưng ê-kíp mổ hôm ấy ai cũng đau lòng vì thương chị.

Nghe bác sĩ thông báo em bé là con trai, chị Linh mỉm cười mãn nguyện nhưng ê-kíp mổ hôm ấy ai cũng đau lòng vì thương chị.

Cũng nhân đây, bác sĩ khuyên các chị em nếu muốn sinh con thứ 2, thứ 3 thì nên tính toán và sinh sớm trước 35 tuổi. Vì mang thai và sinh con sau tuổi 35 sẽ có những rủi ro sau:

1. Giảm khả năng sinh sản

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England, những phụ nữ dưới 31 tuổi có khả năng thụ thai đạt 74%. Nhưng tỉ lệ này đã giảm xuống còn 61% khi các chị em bước vào độ tuổi từ 31 đến 34. Và con số này tiếp tục giảm xuống còn 54% ở phụ nữ từ 35 tuổi trở lên.

Điều này có nghĩa là càng lớn tuổi, thì khả năng sinh sản của người phụ nữ càng thấp, chất lượng trứng càng giảm và khả năng đậu thai càng khó.

2. Thai nhi dễ mắc hội chứng Down

Các nhà khoa học đến từ trường Đại học Y khoa Albert Einstein thuộc trường Đại học Yeshiva (New York, Mỹ) đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng tỉ lệ sinh con mắc hội chứng Down tăng nhanh theo tuổi của người mẹ. Cụ thể, tỉ lệ phôi thai mắc hội chứng Down ở tuần thứ 10 của thai kỳ sẽ là 1/1064 ở mẹ bầu dưới 25 tuổi, con số này tăng lên là 1/686 khi mẹ bầu có độ tuổi từ 26-30, và 1/240 khi thai phụ có độ tuổi từ 35 tuổi trở lên. Và đây chính là lý do vì sao mà các bà mẹ càng lớn tuổi lại có nguy cơ sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh cao hơn những bà mẹ trẻ tuổi.

Các nhà khoa học giải thích rằng nguyên nhân là do quá trình tái tổ hợp di truyền đã làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như hội chứng Down. Tái tổ hợp là quá trình các cặp nhiễm sắc thể trao đổi vật chất di truyền trước khi phân li. Và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ở những bà mẹ lớn tuổi, quá trình tái tổ hợp có thể ít được điều chỉnh hơn, điều này có thể dẫn đến số lượng nhiễm sắc thể bất thường, từ đó gây ra một sốn căn bệnh như Down…

Mang thai và sinh con sau tuổi 35, người mẹ phải chịu rất nhiều rủi ro, thậm chí còn phải đánh cược bằng cả tính mạng của mình. Do vậy, các chị em nên có kế hoạch sinh con sớm (Ảnh minh họa).

Mang thai và sinh con sau tuổi 35, người mẹ phải chịu rất nhiều rủi ro, thậm chí còn phải đánh cược bằng cả tính mạng của mình. Do vậy, các chị em nên có kế hoạch sinh con sớm (Ảnh minh họa).

3. Sảy thai, thai chết lưu

Càng lớn tuổi, chất lượng trứng của người phụ nữ càng giảm, dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai chết lưu tăng dần. Do đó, các bác sĩ thường khuyên các chị em nên mang thai sớm trước 35 tuổi để bảo vệ con mình cũng như sức khỏe của bản thân.

4. Tăng các biến chứng ở thai kỳ

Các nhà khoa học cho biết hầu hết các biến chứng liên quan đến thai kỳ và sinh nở đều có nguy cơ tăng dần lên theo độ tuổi của thai phụ. Cụ thể, các mẹ bầu có độ tuổi từ 35 trở lên đều dễ bị tiểu đường thai kỳ, nhau tiền đạo, tiền sản giật, cao huyết áp… hay băng huyết sau sinh, sinh con nhẹ cân…  

Ngoài ra, nếu sinh mổ, các mẹ nên để hai lần sinh cách nhau ít nhất là 2 năm. Bởi nếu khoảng cách 2 lần mang thai quá gần sẽ khiến người mẹ có khả năng bị dính tử cung, vỡ tử cung. Chưa kể, vết mổ tử cung của lần trước chưa lành hẳn đã mang thai luôn thì thai nhi có thể phát triển bám dính và vết sẹo, rất nguy hiểm. Do đó, dù có như thế nào thì các mẹ vẫn nên biết bảo vệ sức khỏe của mình và hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ.

Mẹ Hà Nội mổ thai đôi mỗi bé 3,2kg, bé thứ 2 hiếm gặp 80 nghìn ca mới có một
Sau khi lấy bé đầu ra, các bác sĩ ngạc nhiên phát hiện bé thứ 2 vẫn còn nằm trong bọc ối.

Tin tức mẹ bầu

Thùy Dương. T/H
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện đi đẻ