Thư "Về nhà đi con" sau sinh "sểnh ra là khóc" - dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm

Ngày 16/07/2019 15:23 PM (GMT+7)

Ở tập 65 phim Về nhà đi con phát sóng tối qua, khi nói chuyện với Linh lúc cô này đến thăm, Thư kêu "chẳng hiểu sao dạo này cứ sểnh ra là khóc".

Thư lúc này đã sinh con được vài tuần. Cô đã dành tình cảm nhiều cho chồng mình - Vũ. Tuy nhiên, chồng Thư lại mải mê bên "tiểu tam" Nhã, thậm chí con ốm, đi viện cấp cứu, chồng Thư còn bỏ mặc để chạy đến bên người tình, đưa cô này đi cấp cứu.

Thư amp;#34;Về nhà đi conamp;#34; sau sinh amp;#34;sểnh ra là khócamp;#34; - dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm - 1

Thư chia sẻ với bạn mình là "chẳng hiểu sao dạo này cứ sểnh ra là khóc"

Nhiều khán giả tinh ý nhận ra, Thư đang có dấu hiệu ban đầu của chứng rối loạn tâm thần sau sinh.

3 giai đoạn của rối loạn tâm thần sau sinh

Theo các chuyên gia về tâm thần học, rối loạn tâm thần sau sinh là loại rối loạn tâm thần ngắn có ba giai đoạn: buồn, ủ rũ; trầm cảm; loạn thần. Có tới 30-85% phụ nữ rơi vào trạng thái buồn sau sinh (hội chứng "baby blues") với triệu chứng cảm xúc dễ dao động, dễ khóc, mất ngủ, lo âu.

Các triệu chứng này thường kéo dài từ 3 - 10 ngày sau khi sinh con và kết thúc trong vòng hai tuần. Nhưng nếu những triệu chứng trên kéo dài hơn 2 tuần với những cảm xúc mãnh liệt hơn nhiều hội chứng "baby blues" lúc này có thể đã chuyển sang hội chứng trầm cảm sau sinh.

TS Vũ Thy Cầm, Trưởng khoa điều trị tâm lý lâm sàng, Viện Sức khoẻ tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho hay trầm cảm sau sinh xảy ra từ một đến vài tuần sau sinh, với biểu hiện buồn chán, khóc lóc, lo âu quá mức, mất ngủ, đau khổ, cáu kỉnh, tức giận... trong phần lớn thời gian trong ngày và phần lớn số ngày trong tuần.

"Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ có biểu hiện trầm cảm sau sinh chiếm 10 - 15%", bác sĩ Cầm nói.

Nặng hơn, phụ nữ rơi vào trạng thái loạn thần sau sinh với triệu chứng kích động, gây hấn, khí sắc trầm hay hưng phấn, hoang tưởng, giải thể nhân cách và có hành vi vô tổ chức.

Theo TS. Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Điều trị rối loạn liên quan stress, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, trầm cảm sau sinh thường cấp tính, bệnh nhân đang từ nhẹ chuyển sang nặng rất nhanh.

Biểu hiện chủ yếu là tình trạng buồn, chán nản, bi quan, giảm hứng thú trong chăm sóc mình, chăm sóc con hay chia sẻ thông tin; Nặng hơn dễ dẫn đến bực tức, cáu giận, thay đổi lối nghĩ, cách nghĩ, thường nhận lỗi về mình; thậm chí loạn thần...

Liệu pháp tâm lý cực kỳ quan trọng

Những rối loạn trầm cảm sau sinh diễn biến khác nhau ở từng người. Người thần kinh vững vàng hơn thì ít bị tác động nhưng người thần kinh dễ bị kích động và hay ức chế sẽ bị tác động nhiều hơn. Sản phụ bị trầm cảm sau sinh, nếu không được can thiệp, tư vấn để trở về trạng thái bình thường mà bị thờ ơ, bỏ mặc, không quan tâm... sẽ dẫn tới những rối loạn tâm thần.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sản phụ, đứa trẻ, gia đình mà còn ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ.

Trầm cảm sau sinh là bệnh dễ chữa và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nếu bệnh nhân bị nặng, cần vừa dùng thuốc, dùng các phương pháp tâm lý và một số biện pháp hỗ trợ khác. Nếu bệnh được phát hiện sớm, các triệu chứng còn nhẹ có khi chỉ cần dùng liệu pháp tâm lý như nhận thức hành vi, liệu pháp tâm lý gia đình... đã có thể chữa khỏi hoàn toàn.

"Liệu pháp tâm lý gia đình rất quan trọng đối với phụ nữ sau sinh bởi nếu gia đình quan tâm, chia sẻ, giúp giải quyết được các mâu thuẫn, áp lực cho người phụ nữ sau sinh thì tâm lý, tinh thần người phụ nữ sẽ được cải thiện nhiều", bác sĩ Tâm nói.

Việc điều trị khỏi bệnh trầm cảm sau sinh sớm hay muộn, theo các bác sĩ, phụ thuộc vào yếu tố nguy cơ, nếu người bệnh được chia sẻ, được giải quyết mối lo, thường trong vòng 6 tháng sẽ hết trầm cảm hoàn toàn.

Để giảm trầm cảm, chỉ cần 2-3 tháng, cũng có trường hợp được điều trị sẽ nhanh hơn. Ngược lại, những trường hợp phụ nữ sau sinh gặp nhiều mâu thuẫn, không được giải quyết căn nguyên, yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nặng hơn.

Nếu thấy các bà mẹ sau sinh có triệu chứng như tủi thân, khóc lóc, sợ chăm con, không dám cho con bú, không giao tiếp với ai, bỏ ăn uống, mất ngủ, vô hồn, gào thét khóc lóc không lý do... cần phải đi khám tâm lý, chẩn đoán để can thiệp sớm.

Các bà mẹ trước khi sinh nếu thấy lo lắng thì nên học lớp tiền sản, tư vấn trước sinh để hiểu cuộc sinh nở, giúp cho bản thân mình an tâm bước chân vào cuộc sinh nở đó.

Từng bị đau như dao lam rạch, sau sinh Minh Chuyên mỗi ngày lết 2 tiếng ở hành lang BV
Nữ ca sĩ Minh Chuyên mới bắt đầu hành trình làm mẹ bỉm sữa hơn một tháng nay. Thế nhưng ám ảnh lớn nhất mà chị trải qua chính là cơn đau tắc sữa như...
Theo T.Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trầm cảm sau sinh