Khô khớp gối và những điều bạn cần biết

Ngày 08/07/2021 09:22 AM (GMT+7)

Khô khớp gối là tình trạng bệnh lý như thế nào? Liệu bạn đã biết rõ về căn bệnh này hay chưa? Hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu thêm bạn nhé!

Khô khớp gối và những điều bạn cần biết - 1

1. Khô khớp gối là gì?

Bạn có biết rằng, căn bệnh khô khớp gối là hiện tượng mà khớp không tiết dịch bôi trơn hoặc lượng dịch khớp tiết ra quá ít không đủ để đĩa đệm ở gối hoạt động tốt. Người bệnh khô khớp gối khi vận động thường phát ra tiếng động lạo xạo trong các khớp. Đây là một bệnh lý khớp gối thường gặp ở người trên 40 tuổi. Mặc dù các dấu hiệu không cho thấy điều gì đáng ngại nhưng nếu bạn không khắc phục và điều trị ngay từ sớm, chứng khô khớp gối có thể phát sinh ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng như: teo cơ, biến dạng khớp, liệt khớp gối và thậm chí là còn ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa gây nên chứng đau thắt lưng, nhức mỏi toàn thân.

2. Dấu hiệu khô khớp gối

Căn bệnh này thường không có các triệu chứng rõ ràng. Khi khớp đã quá khô thường sẽ xuất hiện với các dấu hiệu như khớp phát ra tiếng lục cục, lạo xạo khi vận động (đi đứng, ngồi xuống, leo cầu thang, chạy nhảy...) bên cạnh đó kèm theo là những cơn đau nhức kéo dài, và người bệnh khô khớp gối sẽ luôn thường có cảm giác mệt mỏi, đôi khi nếu tình trạng trở nặng có thể gây mất cảm giác.

Bạn có thể chú ý những dấu hiệu sau để nhận biết tình trạng này:

- Khớp gối trở nên đau nhức, nhất là khi bạn thay đổi tư thế vận động đột ngột.

- Xuất hiện hiện tượng sưng tấy và nóng đỏ (không phải trường hợp nào cũng xuất hiện những dấu hiệu này).

- Khớp gối bị căng cứng, khó co duỗi vào mỗi buổi sáng thức dậy hoặc khi thời tiết thay đổi.

- Phát ra âm thanh răng rắc ở phần khớp gối khi di chuyển, nhất là lúc leo cầu thang.

Khô khớp gối và những điều bạn cần biết - 2

3. Nguyên nhân khô khớp gối là gì?

Như đã đề cập bên trên, khô khớp gối là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi và có 3 nguyên nhân chính gây nên, đó chính là:

- Tổn thương sụn khớp

- Tổn thương xương dưới sụn

- Giảm tiết dịch khớp.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây nên khô khớp gối như:

- Do tuổi tác: Những người lớn tuổi thì sẽ có nhiều nguy cơ bị khô khớp gối do sự lão hóa khớp, các dịch khớp gối ngày càng ít đi cùng với sự thoái hóa của xương khớp, khớp, sụn khớp…

Khô khớp gối và những điều bạn cần biết - 3

- Phải lao động nặng nhọc thường xuyên: Sử dụng chân để di chuyển hoặc bê vác, tạo lực đẩy sẽ có nguy cơ mắc các bệnh khớp nói chung và bệnh khô khớp gối nói riêng.

- Chế độ dinh dưỡng thiếu và không đủ dưỡng chất: Tình trạng này dẫn đến tình trạng thiếu canxi và các vitamin quan trọng giúp điều tiết việc tiết dịch khớp gối, dẫn đến tình trạng khớp gối bị khô.

- Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra những tác dụng phụ cho xương khớp, hạn chế việc tiết dịch xương khớp gây khô khớp.

4. Cách điều trị khô khớp gối hiệu quả

- Tiêm chất nhầy vào khớp gối: nên bổ sung chất nhờn và họ đã chọn chọn cách tiêm bổ sung chất nhờn Acid Hyaluronic vào khớp. Acid Hyaluronic chỉ lưu trong dịch khớp khoảng 1 tuần, phát huy tác dụng bôi trơn, giảm ma sát, giảm xóc, làm khớp vận động trơn tru nhưng chỉ hiệu quả trong thời gian rất ngắn. Điều đáng nói là phương pháp này bắt buộc phải có chỉ định và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa cơ – xương – khớp.

- Sử dụng thuốc uống: Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau trên thị trường để điều trị các cơn đau do khô khớp gối gây ra. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

- Các bài thuốc Đông y: Cũng như các loại thuốc Tây y, bạn có thể sử dụng các loại thuốc này để điều trị bệnh nhưng hãy thăm khám thật kỹ trước khi dùng.

- Vật lý trị liệu điều trị hiệu quả bệnh khô khớp gối: Vật lý trị liệu giúp giảm đau và phù nề, đồng thời tăng tầm vận động khớp gối, phục hồi các chức năng sinh hoạt hàng ngày. Một số thiết bị hiện đại sẽ giúp phát huy tốt tác dụng kích thích sụn, thúc đẩy sản xuất collagen ở các mô nằm sâu, hỗ trợ khôi phục sụn khớp an toàn và hiệu quả.

Khô khớp gối và những điều bạn cần biết - 4

Nguồn tham khảo: https://flexsa.com.vn/

Nguồn: [Tên nguồn].