6 hành động người lớn tưởng vô hại nhưng có thể khiến trẻ ngày càng yếu, thậm chí mất mạng

Ngày 29/12/2019 00:14 AM (GMT+7)

Chăm sóc trẻ nhỏ không phải là điều dễ dàng, có những hành động của người lớn tưởng như vô hại hay tưởng như có tác dụng bảo vệ trẻ nhưng thực tế lại ngược lại.

1. Cù lét

Người lớn thường nghĩ rằng việc cù lét trẻ chỉ đơn giản là hành động vui đùa vô hại. Nhưng một nhà nghiên cứu từ Đại học California đã phát hiện ra rằng cù lét không gây ra cảm giác hạnh phúc giống như một trò đùa vui vẻ. Nó chỉ là một ảo ảnh của tiếng cười hạnh phúc.

Trong trường hợp này, trẻ cười không kiểm soát được do kết quả của phản xạ. Hầu như tất cả mọi người cười khi họ bị nhột. Nhưng vấn đề là trẻ em cười, ngay cả khi chúng ghét bị cù lét.

6 hành động người lớn tưởng vô hại nhưng có thể khiến trẻ ngày càng yếu, thậm chí mất mạng - 1

2. Đặt đồ chơi cạnh bé khi ngủ

Không phải tất cả các bậc cha mẹ đều có thể nhận ra rằng để có một giấc ngủ ngon, trẻ sơ sinh chỉ cần một tấm nệm tốt, một tấm ga giường sạch sẽ và một chiếc chăn nhỏ trong trường hợp trời lạnh. Đôi khi, cha mẹ có thể sử dụng một cái gối nhỏ và phẳng. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, trước một độ tuổi nhất định, trẻ em không cần gối.

Ngoài ra, trẻ em không cần bất kỳ đồ chơi như gấu bông đặt bên cạnh chúng khi ngủ bởi vì bất cứ loại đồ chơi nào dù mềm cũng có thể trở thành mối nguy hại. Những món đồ này có thể đánh thức trẻ dậy hoặc thậm chí gây khó thở nếu em bé vô tình úp mặt vào đồ chơi.

6 hành động người lớn tưởng vô hại nhưng có thể khiến trẻ ngày càng yếu, thậm chí mất mạng - 2

3. Dùng đèn ngủ

Nhiều cha mẹ có thói quen để đèn ngủ trong phòng trẻ để tiện cho việc thay tã vào ban đêm. Một số người thì lo sợ trẻ sẽ cảm thấy không thoải mái trong bóng tối nên sử dụng đen ngủ. Tuy nhiên, việc để ánh sáng lờ mờ của đèn ngủ trong phòng trẻ cả đêm không phải là một điều tốt. Hormone tăng trưởng được sản xuất trong khi trẻ đang ngủ và nó được cơ thể sản xuất tốt hơn trong bóng tối hoàn toàn. 

Tracy Bedrosian, một nhà thần kinh học tại Đại học bang Ohio khuyến cáo rằng những người không thể ngừng sử dụng đèn ngủ nên thay thế nó bằng loại ánh sáng phù hợp. Các thí nghiệm cho thấy ánh sáng xanh làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể trong khoảng 90 phút và ánh sáng xanh di chuyển đồng hồ trong khoảng 180 phút, do đó việc ngủ ngon trở nên khó khăn hơn nhiều. Ánh sáng đỏ và cam không ngăn chặn việc sản xuất melatonin nhiều như ánh sáng xanh, trắng và xanh lam và không làm gián đoạn nhịp sinh học của bạn.

6 hành động người lớn tưởng vô hại nhưng có thể khiến trẻ ngày càng yếu, thậm chí mất mạng - 3

4. Tạo môi trường vô trùng cho trẻ

Chúng ta đã quen với ý nghĩ rằng sự sạch sẽ là vô cùng quan trọng. Nhưng các nhà nghiên cứu từ các quốc gia khác nhau đồng ý rằng khi môi trường quá sạch sẽ, điều đó có hại cho sự phát triển của trẻ. Môi trường vô trùng làm chậm sự hình thành một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, sẵn sàng chống lại nhiễm trùng và chúng thúc đẩy các phản ứng dị ứng như hen suyễn, viêm mũi và viêm da dị ứng.

Những sai lầm lớn nhất mà cha mẹ mắc phải là dọn dẹp nhà quá thường xuyên và quá nhiều. Đồng thời, cấm con cái họ tiếp xúc với vật nuôi. Tuy nhiên, trẻ càng sớm đối phó với một chất gây dị ứng tiềm năng, hệ thống miễn dịch của chúng sẽ học cách coi nó như một điều bình thường.

6 hành động người lớn tưởng vô hại nhưng có thể khiến trẻ ngày càng yếu, thậm chí mất mạng - 4

5. Đút cho trẻ ăn

Amy Brown, phó giáo sư về sức khỏe cộng đồng trẻ em tại Đại học Swansea nói rằng chúng ta không nên giúp trẻ ăn khi chúng đã có thể tự dùng thìa.

Những đứa trẻ được cha mẹ đút cho ăn bằng thìa lâu hơn bình thường có nhiều khả năng gặp vấn đề về cân nặng trong tương lai. Trong quá trình đút cho trẻ ăn, thật khó để biết khi nào trẻ đã no và kết quả là khiến trẻ ăn quá nhiều.

Theo các nhà nghiên cứu, trẻ em tự ăn có khả năng ăn theo tốc độ của riêng mình và nghiên cứu hương vị của các loại thực phẩm, giúp chúng phát triển thái độ đúng đắn đối với thực phẩm.

6 hành động người lớn tưởng vô hại nhưng có thể khiến trẻ ngày càng yếu, thậm chí mất mạng - 5

6. Quấn kín trẻ khi thấy tay, chân lạnh

Nếu bàn chân, lòng bàn tay hoặc mũi của trẻ không ấm lắm, điều đó không có nghĩa là trẻ bị lạnh. Vì các đặc điểm độc đáo của tuần hoàn máu và trương lực mạch máu ở trẻ em, các bộ phận cơ thể này thường mát hơn phần còn lại của cơ thể. Nhiệt độ phòng bình thường trong phòng trẻ em nên nằm trong khoảng từ 20°C đến 22°C. Trong những điều kiện này, trẻ em không cần mũ, vớ hoặc găng tay, da sẽ có thể thở và tiếp xúc với không khí.

Ngoài ra, việc làm trẻ quá nóng sẽ dễ nguy hiểm hơn nhiều so với việc trẻ bị lạnh. Ủ ấm quá mức làm thân nhiệt trẻ tăng cao, nhất là khi trẻ vận động làm toát mồ hôi, mồ hôi thấm vào lớp áp trong gây ra lạnh người trở lại. Ứ đọng mồ hôi bên trong nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, dẫn tới bệnh về da liễu.

Bé 1 tuổi tử vong sau khi ăn thạch: Những thực phẩm cha mẹ không nên cho trẻ nhỏ ăn
Chỉ vì một món đồ ăn vặt phổ biến mà một em bé đã ra đi khi mới hơn 1 tuổi.
Minh Thùy (Dịch từ Brightside)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp