Chuyên gia nói gì trước thông tin "thừa tiền mới chủng ngừa virus Rota"?

Ngày 16/12/2019 00:14 AM (GMT+7)

Tại Việt Nam, có 56% số trẻ nhập viện do viêm dạ dày ruột cấp là do nhiễm virus Rota. Vì vậy, việc tiêm chủng ngừa virus Rota là cần thiết.

Trên các diễn đàn mạng xã hội, đề tài chủng ngừa vắc xin cho trẻ là chủ đề được các mẹ bỉm sữa đặc biệt quan tâm. Nên hay không nên, tiêm vào thời điểm nào, cần lưu ý gì khi tiêm hay cho trẻ uống vắc xin... là điều nhiều người thắc mắc. Nhiều phụ huynh không tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ mà chỉ tin vào những lời đồn thổi vô căn cứ trên mạng. Vấn đề chủng ngừa virus Rota cũng là một trong số đó.

Mới đây, một bài viết trên mạng về vấn đề chủng ngừa virus Rota đã thu hút được sự quan tâm của cư dân mạng. Nội dung bài viết như sau: 

"Nhiều người nói: Thừa tiền mới tiêm dịch vụ, uống Rota làm gì, có trong chương trình tiêm chủng mở rộng đâu, phế cầu không cần tiêm, vân vân...

Chuyện là hôm nay có 17 cháu làm xét nghiệm. Con nhà mình và 1 bạn nhỏ nữa cũng sinh năm 2019, có nhỏ Rota và nhận được âm tính, được ra về. Còn 15 cháu không nhỏ Rota bị nhiễm virus phải nhập viện.

Bác sĩ nói nếu con em nhỏ Rota rồi mà vẫn bị nhiễm virus thì phác đồ điều trị đơn giản gấp 10 lần những bạn không nhỏ Rota mà bị nhiễm", bài viết thuật lại.

Chuyên gia nói gì trước thông tin amp;#34;thừa tiền mới chủng ngừa virus Rotaamp;#34;? - 1

Nhiều trẻ phải nhập viện điều trị vì không chủng ngừa virus Rota. Ảnh minh hoạ

Virus Rota là gì? 

Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Phó Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Quận 2 TP.HCM cho biết tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh cấp tính do virus gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, mất nước dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Virus Rota là virus có dạng hình khối cầu, gồm 7 nhóm A, B, C, D, E, F và G, trong đó chỉ có nhóm A, B, C gây bệnh cho người. Nhóm A hay gặp nhất, gây ra hầu hết các vụ dịch tiêu chảy nặng ở trẻ em, nhóm B và C thường gây các vụ dịch lẻ tẻ, hay gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành. Trên thế giới, ghi nhận chủ yếu là 4 chủng G1P8, G3P8, G4P8, G2P4; ở Việt Nam, chủng G1P8 chiếm đa số.

"Virus Rota sống bền vững trong môi trường, có thể sống nhiều giờ trên bàn tay và nhiều ngày trên các bề mặt rắn. Loại virus này vẫn ổn định và có khả năng gây bệnh khi sống trong phân một tuần. Virus bị bất hoạt nhanh chóng khi bị xử lý bằng EDTA (ethylendiamintetracetic acid), ở nhiệt độ cao trên 45 độ C. Chúng bị bất hoạt ở pH<3 hoặc pH>10, nhưng có sức đề kháng tốt đối với Clo và Ete. Ở các nước có khí hậu ôn đới, bệnh tiêu chảy do virus Rota xảy ra tập trung theo mùa, nhiều nhất là mùa đông. Ở các nước nhiệt đới, bệnh xảy ra rải rác quanh năm.

Chuyên gia nói gì trước thông tin amp;#34;thừa tiền mới chủng ngừa virus Rotaamp;#34;? - 2

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, mất nước dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Ảnh minh hoạ.

Có nên tiêm chủng ngừa virus Rota hay không?

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã xác định virus Rota là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Đó là một bệnh rất phổ biến đứng thứ hai sau nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em. Ở miền Bắc, bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông kéo dài tới mùa xuân (khi thời tiết mưa, lạnh, ẩm ướt). Ở miền Nam, bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào tháng ba và tháng chín. Tại Việt Nam có 56% số trẻ nhập viện do viêm dạ dày ruột cấp là do nhiễm virus Rota. Hàng năm, số trẻ chết do virus Rota chiếm từ 4-8% trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị chết vì mọi nguyên nhân", bác sĩ Trâm phân tích.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ở các nước đang phát triển, hàng năm có khoảng trên 125 triệu ca tiêu chảy do vi rút Rota ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ càng có nguy cơ nhiễm bệnh, thường hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặt biệt là dưới 12 tháng.

Để phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota, bác sĩ Trâm cho rằng phụ huynh nên phòng bệnh chủ động cho con: 

- Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, nên uống dự phòng vắc xin Rota cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Tháng 1/2006, Tổ chức Y tế Thế giới đã phê chuẩn cho sử dụng 2 loại vắc xin Rota (RotaTeq và Rotarix ):

• RotaTeq là vắc xin sống giảm độc lực sử dụng 3 liều. Nó là vắc xin phối hợp giữa chủng Rota của người và bò chứa 5 kháng nguyên G1, G2, G3, G4 và P1. Uống tất cả 3 liều: Liều 1: Khi trẻ trong khoảng từ 7,5 -12 tuần tuổi. Liều 2 cách liều 1 tối thiểu 4 tuần. Liều 3 cách liều 2 tối thiểu 4 tuần. Tuy nhiên liều 3 phải uống trước khi trẻ được 32 tuần tuổi.

•  Rotarix là vắc xin sống giảm độc lực sử dụng 2 liều, có nguồn gốc từ 1 chủng vi rút Rota người G1P8. Uống 2 liều: Liều 1: Có thể cho trẻ uống từ khi 6 tuần tuổi. Liều 2 cách liều 1 tối thiểu 4 tuần. Tuy nhiên phải hoàn thành trước 24 tuần tuổi

"Sau thời gian này, hầu hết các bé bị nhiễm virus Rota tự nhiên nếu uống vắc xin phòng ngừa cũng không có tác dụng. Do đó các mẹ nên cho con uống vắc xin đúng lịch để bảo vệ con tốt hơn", chuyên gia nhấn mạnh.

Chuyên gia nói gì trước thông tin amp;#34;thừa tiền mới chủng ngừa virus Rotaamp;#34;? - 3

Đừng vì chủ quan mà con trẻ phải nhận hậu quả đáng tiếc.

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng loại vắc xin này. Bác sĩ cho biết một số trường hợp không được uống vắc xin hoặc cần tạm hoãn uống vắc xin Rotavirus mà các mẹ cần biết hoặc hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ trong một số trường hợp sau: 

- Trẻ đang sốt hoặc đang bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, suyễn, nhiễm trùng đường ruột… khi đó sức khỏe của trẻ không được ổn định. 

- Trẻ bị phản ứng nặng khi uống liều vắc xin Rotavirus lần trước như  phát ban, khó thở, giảm huyết áp… 

- Trẻ mắc bệnh gây suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải, trẻ mới hóa trị điều trị bệnh ung thư…

Bố mẹ quên cho con tiêm 1 mũi vắc xin, đứa trẻ phải sống thực vật chỉ sau cơn sốt
Chỉ vì bố mẹ sơ sót quên tiêm vắcxin cho con, nhiều đứa trẻ đang rất thông minh, lanh lợi và được cả gia đình kỳ vọng bỗng phải sống thực vật, không...
Yến Nhi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan