Gạo lứt và những ứng dụng "tốt không tưởng"

Ngày 22/10/2019 08:00 AM (GMT+7)

Với nguyên liệu gạo lứt, người ta đã làm ra nhiều sản phẩm tuyệt vời để tận dụng nguồn dưỡng chất quý giá từ loại gạo này. Dầu gạo, trà gạo lứt, bánh gạo lứt… là những ví dụ điển hình, đang rất được ưa chuộng nhờ những công dụng vượt trội cho sức khỏe.

Hiểu đúng hơn về gạo lứt

Gạo lứt là cách gọi chung các loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, còn nguyên lớp màng cám gạo (nguyên cám), thường có màu vàng nâu.

Nhiều người thường hiểu lầm gạo lứt là loại gạo màu nâu đỏ. Thực tế đó là giống gạo huyết rồng. Nếu gạo huyết rồng chưa được xát bỏ lớp cám gạo mới gọi là gạo lứt huyết rồng.

Màng cám gạo lứt chỉ chiếm 6-7% trọng lượng hạt gạo nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất quý giá như Vitamin E, Phytosterol và đặc biệt là Gamma-Oryzanol có khả năng chống ô-xi hóa gấp 04 lần Vitamin E, từ  đó ngăn ngừa việc hình thành mảng bám trên thành mạch máu và quá trình ô-xi hóa cholesterol xấu.

Gạo lứt và những ứng dụng amp;#34;tốt không tưởngamp;#34; - 1

Dầu gạo – “hộ vệ” cho trái tim

Dầu gạo được xem là thành tựu vượt trội của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm với quy trình trích ly công phu từ lớp màng cám gạo lứt. Theo tính toán, cần đến 150-200kg gạo lứt mới cung cấp đủ lớp màng cám để sản xuất 1 lít dầu gạo nguyên chất.

Dầu gạo chứa nhiều dưỡng chất quý giá và được mệnh danh là một trong những loại dầu thực vật tốt nhất cho sức khoẻ trên thế giới, và đặc biệt là có thể giúp hạn chế nguy cơ các bệnh về tim mạch. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội), Thành viên Hiệp hội dầu gạo quốc tế: “Nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ….là do quá trình cholesterols xấu bị ô-xi hóa kết hợp với tiểu cầu hình thành nên các mảng bám ở thành động mạch, gây tắc nghẽn mạch máu. Gamma-Oryzanol trong lớp màng cám gạo nói chung, dầu gạo nói riêng đã được chứng minh công dụng ngăn chặn quá trình ô-xi hóa cholesterols xấu nhờ chống ô-xi hóa gấp 4 lần Vitamin E. Vì vậy, dầu gạo được biết đến là loại dầu giúp bảo vệ tim mạch hiệu quả.”

Một điểm cộng khác của dầu gạo, đó là có điểm bốc khói cao (240 độ C). Đặc tính này khiến dầu gạo là lựa chọn an toàn khi nấu nướng ở nhiệt độ cao, hạn chế cháy khét.

Gạo lứt và những ứng dụng amp;#34;tốt không tưởngamp;#34; - 2

Gamma-Oryzanol trong dầu gạo như một liệu pháp tự nhiên giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch

Trên thế giới, dầu gạo rất được ưa chuộng. Tại Mỹ, dầu gạo được mệnh danh là “dầu ăn tốt cho sức khỏe”. Hay ở Nhật Bản, dầu gạo được người Nhật ưu ái gọi là "dầu của trái tim". Đất nước mặt trời mọc thậm chí từ lâu đã sử dụng dầu gạo để nấu bữa trưa cho học sinh mầm non, tiểu học và trung học. Loại dầu này cũng được sử dụng rất phổ biến tại Ấn Độ, New Zealand, Australia…

Ở Việt Nam, người nội trợ dễ dàng tìm mua dầu gạo nguyên chất tại các chợ, tạp hóa, siêu thị với tên gọi dầu gạo nguyên chất Simply. Với những ai mong muốn tận dụng nguồn dưỡng chất diệu kỳ từ gạo lứt thì dầu gạo là sản phẩm không thể thiếu trong căn bếp.

Trà gạo lứt – Thức uống thơm thảo mà diệu kỳ

Trà là thức uống được nhiều người yêu thích nhờ có vị thanh nhẹ, hương thơm thoảng dịu. Trà gạo lứt lại càng dễ uống nhờ vị ngọt đằm và thơm mùi gạo rang.

Gạo lứt và những ứng dụng amp;#34;tốt không tưởngamp;#34; - 3

Trà gạo lứt được biết đến là thức uống thanh nhiệt hiệu quả và bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể

Sở hữu nhiều dưỡng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe như: Phospholipid, inositol, và các vitamin nhóm B, trà gạo lứt không chỉ thanh nhiệt, giải độc tố trong gan, giúp làn da sáng mịn, hồng hào mà còn giúp cơ thể tăng cường sinh lực, xua tan cảm giác mệt mỏi chán chường.

Với những người mắc chứng xương khớp nhức mỏi khi thời tiết thay đổi, uống trà gạo lứt thường xuyên sẽ giúp giảm bớt triệu chứng này. Với người già, uống trường kỳ sẽ giảm nguy cơ gút và các triệu chứng phong thấp.

Bánh gạo lứt – Quà ngon còn trị bệnh

Gạo lứt được xem là một trong những sự lựa chọn tối ưu cho người ăn kiêng. Tuy nhiên việc nấu cơm gạo lứt lại đòi hỏi nhiều bước kỳ công nhưng đôi khi không hợp khẩu vị bởi cơm gạo lứt thường khô cứng, vị “ngang”, không ngọt bùi như cơm gạo trắng. Có lẽ vì thế mà sau một thời gian dài nghiên cứu, người ta đã làm thêm bánh từ gạo lứt.

Gạo lứt và những ứng dụng amp;#34;tốt không tưởngamp;#34; - 4

Bánh gạo lứt đang dần chiếm được cảm tình từ những người theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh

Cũng giống như trà, bánh gạo lứt bao gồm nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, lại tiện lợi và lạ miêng. Đặc biệt, bánh gạo lứt phù hợp với những người đang mắc bệnh đái tháo đường, hoặc có nguy cơ bị đái tháo đường. Theo bảng chỉ số đường huyết thực phẩm chuẩn, chỉ số của bánh gạo lứt dao động trong khoảng từ 56 – 69, có nghĩa là khi được tiếp nhận vào cơ thể, bánh gạo lứt chuyển hóa thành đường với tốc độ vừa phải, giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát và quản lý hàm lượng Glucose trong máu tốt hơn.

Vốn dĩ là một nguyên liệu tốt từ tự nhiên, dưới sự ứng dụng của công nghệ hiện đại, gạo lứt đã được chế biến thành trà, bánh gạo lứt, trích ly lớp dầu màng cám để sản xuất dầu gạo… Nhờ đó, người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn để tận hưởng nguồn dưỡng chất quý giá từ loại gạo đặc biệt này.

Nguồn: [Tên nguồn].