Gặp người phụ nữ gần 40 năm làm bánh Trung thu

Ngày 24/09/2015 10:01 AM (GMT+7)

Học làm bánh Trung thu từ nhỏ nhưng phải đến khi xây dựng gia đình năm 1979, bà Phạm Thị Hồng Hà chính thức mở xưởng sản xuất.

Những ngày này, tại xưởng sản xuất của bà Phạm Thị Hồng Hà (Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn tấp nập người ra, vào mua và đặt bánh. Là người Hà Nội gốc, bà Hà học làm bánh từ bố mẹ đẻ bởi trước đây, con gái Hà Nội phải biết nữ công gia chánh. “Gia đình tôi có nghề làm bánh truyền thống của các cụ để lại. Sau này, lấy chồng người Hải Phòng, ở đây lại có truyền thống đám cưới, đảm hỏi phải có bánh dẻo, bánh nướng nên nghề của gia đình lại có “đất dụng võ”. Ban đầu chỉ làm ăn nhỏ, sau đó, gia đình chồng mở cửa hàng, tôi bắt đầu sản xuất độc lập từ năm 1979 đến nay”, bà Hà chia sẻ.

Gần 40 năm qua, một số người dân Hà Nội đã quen với với hương vị bánh của bà và đặt hàng ăn quanh năm, kể cả không vào dịp Rằm Trung thu. Cửa hàng bà nổi tiếng với 2 loại bánh là nhân cốm và nhân thập cẩm truyền thống. Mặc dù nhân cốm mới được bà Hà nghĩ ra cách đây vài năm nhưng được khá nhiều người tiêu dùng yêu thích.

"Rằm tháng 8 thường vào mùa thu. Thu Hà Nội gắn liền với hương vị cốm. Vài năm trước, tôi mày mò làm bánh Trung thu nhân cốm để thử phản ứng của khách hàng. Không ngờ, ai ăn xong cũng tấm tắc khen", bà Hà nói.

Cửa hàng vẫn dùng những nguyên liệu quen thuộc để làm nhân bánh như mứt bí, mứt sen, thịt mỡ, đậu xanh,… “Làm bánh dẻo, bánh nướng nhân đậu xanh thì đậu xanh phải tự tay tôi làm giống kiểu nấu chè kho. Bánh nhân thập cẩm, toàn bộ nguyên liệu thô, tôi mua về rồi sau đó tự tay chế biến. Nếu chỉ cho dù một chút chất bảo quản vào, bánh sẽ mất đi hương vị. Vì vậy, bánh của tôi không để được lâu. Bánh dẻo ăn ngon nhất trong khoảng 3 ngày sau khi ra lò, bánh nướng ăn ngon nhất trong khoảng 5 ngày sau khi ra lò”, bà Hà chia sẻ.

Cũng theo bà Hà, tháng 8 âm lịch, thời tiết bắt đầu bước vào thu mát mẻ, bánh sẽ nhanh bị cứng. “Bánh của tôi chỉ không có chất bảo quản, bánh dẻo để được khoảng 1 tuần, bánh nướng khoảng 2 tuần. Trong trường hợp bánh bị cứng, có thể cho vào lò vi sóng hấp lại là bỏ ra thưởng thức được và không mất đi hương vị vốn có. Nếu ai là khách hàng quen, chắc chắn sẽ biết được điều này”, bà Hà cho biết thêm.

Gặp người phụ nữ gần 40 năm làm bánh Trung thu - 1

Những ngày này, xưởng sản xuất của bà Hà liên tục làm việc.

Gặp người phụ nữ gần 40 năm làm bánh Trung thu - 2

Với thâm niên gần 40 năm trong nghề, những chiếc bánh do bà Hà làm ra luôn nhận được sự quan tâm của khách hàng.

Gặp người phụ nữ gần 40 năm làm bánh Trung thu - 3

Cửa hàng này nổi tiếng với bánh Trung thu nhân thập cẩm.

Gặp người phụ nữ gần 40 năm làm bánh Trung thu - 4

Bên cạnh vị thập cẩm, bánh Trung thu vị cốm cũng được nhiều người tiêu dùng đặt mua dịp Trung thu.

Gặp người phụ nữ gần 40 năm làm bánh Trung thu - 5

Đây là 2 hương vị đặc trưng giúp bà Hà có lượng khách hàng ổn định.

Gặp người phụ nữ gần 40 năm làm bánh Trung thu - 6

Nhân cốm sau khi làm xong được đổ ra khay nhôm bớt nóng.

Gặp người phụ nữ gần 40 năm làm bánh Trung thu - 7

Tiếp đó, bà Hà sẽ cắt nhân thành từng miếng theo khối lượng nhất định.

Gặp người phụ nữ gần 40 năm làm bánh Trung thu - 8

Rồi tiến hành cho nhân vào bên trong vỏ bánh.

Gặp người phụ nữ gần 40 năm làm bánh Trung thu - 9

Để hương vị bánh lưu giữ được lâu, bà Hà thường mua nếp non về rồi tự chế biến.

Gặp người phụ nữ gần 40 năm làm bánh Trung thu - 10

Mỗi chiếc bánh nhỏ sẽ cho khoảng 2 lạng nhân, bánh to khoảng 4 lạng nhân.

Gặp người phụ nữ gần 40 năm làm bánh Trung thu - 11

Toàn bộ vỏ bánh và nhân đều được hấp chín trước khi cho vào khuôn.

Gặp người phụ nữ gần 40 năm làm bánh Trung thu - 12

Mỗi chiếc bánh dẻo được bán với giá 50.000 đồng.

Nam Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhân vật Bếp Eva