Bí quyết trồng và chăm sóc hoa lan cùng nghệ nhân, doanh nhân Dũng Công Tử

Ngày 02/02/2021 10:31 AM (GMT+7)

Lan rừng có sức sống rất mãnh liệt, dễ chăm sóc, ít bị bệnh, đặc biệt hoa lan đẹp, lâu tàn và có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng nên rất được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên muốn chơi lan trước hết phải hiểu lan, nhận biết rõ các loại lan, từ đó nắm được đặc t

Sau hơn chục năm sưu tầm và nhân giống hoa lan, hiện vườn lan của nghệ nhân Dũng Công Tử rộng gần 200m2 với hàng trăm chủng loại khác nhau. Anh cũng đang phấn đấu dần dần để lai tạo và sưu tầm nhiều loài hoa quý hiếm, nâng cao về kỹ năng cũng như tạo thu nhập ổn định.

Bí quyết trồng và chăm sóc hoa lan cùng nghệ nhân, doanh nhân Dũng Công Tử - 1

Nghệ nhân Dũng Công Tử bên chậu lan tự tay chăm sóc

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi trồng hoa lan, nghệ nhân Dũng Công Tử cho biết phong lan cũng không nằm ngoài quy luật “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” khi chăm sóc.

Khi bắt tay vào trồng và chăm sóc loài hoa này, anh đã chọn mua giống ở những địa chỉ uy tín, chọn những giống đã phổ biến và đầu tư không ít thời gian, công sức để chăm hoa lan. Anh Dũng Công Tử cho biết trong vườn lan của anh giờ có nhiều giống đột biến quý hiếm như 5 cánh trắng Phú Thọ, 5 cánh trắng Hiển Oanh, 5 cánh trắng Bạch Tuyết, 5 cánh trắng Bảo Duy. Anh cũng sở hữu nhiều mặt bông hồng như Hồng Minh Châu, Hồng Xòe, Hồng Yên Thủy, Hồng Á Hậu, Hồng Mỹ Nhân…

Bí quyết trồng và chăm sóc hoa lan cùng nghệ nhân, doanh nhân Dũng Công Tử - 2

Anh Dũng dành cả tâm huyết cho vườn lan của mình

Dù bận rộn với công việc kinh doanh của bản thân nhưng anh vẫn dành nhiều thời gian và công sức cho loài hoa này.

Thành công khi trồng lan, anh Dũng không hề “giấu nghề” mà rất vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình với những người khác có cùng đam mê, nhất là người mới thử sức với loài hoa này.

Anh cho biết khi trồng lan, cần tìm hiểu thật kĩ lưỡng bởi loài hoa lan rất khó chăm, mỗi loại lại cần chế độ chăm sóc riêng, đặc biệt là dòng lan đột biến, các bạn cần phải chăm sóc cực kì cẩn thận cũng như tìm hiểu thật kĩ các loại phân bón để cây có thể hấp thụ và phát triển một cách bình thường. Người chơi lan cần hiểu rõ lúc nào nên bón lúc nào không. Lúc trước khi mới bắt đầu chơi, do không tìm hiểu kỹ cũng như không ai chỉ bảo, anh Dũng đã bón nhiều phân đạm khiến các cây lan bị chết xót. Từ đó về sau anh Dũng đã rút kinh nghiệm cho bản thân mình: “Bón phân gì cũng có đợt, có cữ, có thời gian thay đổi khẩu vị thì cây lan mới hấp thụ đủ dinh dưỡng để sống tươi tốt, khỏe mạnh cho mình ngắm”.

Bí quyết trồng và chăm sóc hoa lan cùng nghệ nhân, doanh nhân Dũng Công Tử - 3

Dũng Công Tử (bên trái) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan.

Việc bón phân cho hoa lan tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, đất trồng, tình trạng cây, các loại phân bón… Thông thường bạn chỉ nên bón một tuần một lần trong suốt mùa xuân và mùa hè. Còn đối với mùa thu và mùa đông thì nên bón 2 lần 1 tuần, bởi lúc này hoa lan sẽ phát triển chậm hơn bình thường do thời tiết lạnh, việc bón phân cho hoa lan đúng cách là điều cần thiết, nếu bạn không để ý kĩ tình trạng của cây mà cứ bón phân theo cảm tính thì lan sẽ rất dễ bị chết do hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng.

“Thời điểm thích hợp nhất để bón phân là vào buổi sáng, cây sẽ có thêm thời gian để quang hợp và hấp thụ dinh dưỡng. Bón vào buổi chiều thì cây không có đủ thời gian để xử lý các chất dinh dưỡng gây lãng phí. Và một điểm cần lưu ý rằng các bạn không nên bón phân vào buổi trưa vì nó có thể gây cháy lá, thậm chí lan sẽ chết xót”, anh Dũng chia sẻ thêm.

Bí quyết trồng và chăm sóc hoa lan cùng nghệ nhân, doanh nhân Dũng Công Tử - 4

Ngắm nhìn vườn lan rộng gần 200m2 phát triển xanh tốt như ngày hôm nay, tất cả đều là nhờ bàn tay chăm sóc cẩn thận của nghệ nhân Dũng Công Tử suốt nhiều năm qua. Đó chính là thành quả của sự cố gắng không ngừng nghỉ của anh. Hy vọng vườn lan của anh sẽ ngày càng được mở rộng, giúp phát huy và bảo tồn những giống lan quý hiếm của Việt Nam.

Bí quyết trồng và chăm sóc hoa lan cùng nghệ nhân, doanh nhân Dũng Công Tử - 5

Anh Dũng tại vườn lan của mình.

Nguồn: [Tên nguồn].