4 sai lầm kinh điển kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ

Ngày 11/07/2019 08:00 AM (GMT+7)

Mong muốn con lớn lên với chiều cao lý tưởng nhưng không ít bố mẹ vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến khiến con thấp lùn.

Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh luôn trăn trở tìm kiếm các phương pháp tăng chiều cao hiệu quả với hy vọng con có được vóc dáng vượt trội trong tương lai. Tuy nhiên, cũng vì ám ảnh với sự tăng trưởng hoàn hảo mà không ít bố mẹ mắc phải sai lầm nghiêm trọng kìm hãm sự phát triển bình thường của trẻ trong suốt giai đoạn trưởng thành.

Dưới đây là 4 sai lầm mà các bậc phụ huynh rất dễ mắc phải:

Sai lầm 1: Ép con ăn bằng mọi giá vì “ăn càng nhiều càng nhanh lớn”

4 sai lầm kinh điển kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ - 1

Trẻ bị ép ăn làm giảm quá trình hấp thu

Người Việt rất thích trẻ bụ bẫm. Mẹ Việt thường bị tác động tâm lý bởi những người xung quanh khi con không được… mập như con nhà người ta. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ở những trẻ béo phì, áp lực cân nặng tác động lên khung xương còn non yếu và đè nén các đầu sụn, kìm hãm sự phát triển bình thường của xương trong suốt thời thơ ấu.

Không những vậy, tâm lý mong con mập mạp đã khiến nhiều người ép con ăn bằng mọi giá, lâu dần biến các bữa ăn trở thành “cuộc chiến”. Trẻ không cảm nhận được giá trị của bữa ăn, không học được thói quen ăn uống tốt. Trẻ bị ép ăn quá nhiều sẽ có tâm lý chán ăn, sợ ăn, biếng ăn… và coi việc ăn uống là một nghĩa vụ hoặc là cái cớ để vòi vĩnh.

Tâm lý căng thẳng, trẻ không còn hứng thú với việc ăn uống cũng làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng tổng thể, bao gồm chiều cao.

Sai lầm 2: Muốn tăng chiều cao chỉ cần uống sữa là đủ

Sữa là thực phẩm giàu canxi - vi chất cần thiết cho sự phát triển xương của trẻ. Tuy nhiên, muốn phát triển chiều cao tối đa, trẻ cần sự kết hợp của nhiều yếu tố dinh dưỡng khác bên cạnh vận động, giấc ngủ chứ không hẳn uống nhiều sữa là con sẽ cao.

Các bữa ăn chính đóng vai trò dinh dưỡng lớn nhất, trong đó, trẻ cần được nhận đầy đủ và cân đối các nhóm chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng trưởng của trẻ là protein (khoảng 10 - 15% khẩu phần ăn), kẽm (tác động đến hormone tăng trưởng IGF-1), canxi và vitamin D (liên quan đến mật độ xương và sự phát triển của hệ xương).

4 sai lầm kinh điển kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ - 2

Trẻ cần được ăn uống đa dạng và cân đối, nếu chỉ chăm chăm sữa,trẻ có nguy cơ béo phì

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu trẻ chỉ bổ sung canxi (qua thực phẩm hoặc thuốc uống), chiều cao tăng không đáng kể, nhưng nếu trẻ được cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi và bổ sung vitamin D, chiều cao thay đổi rõ rệt. Canxi đóng vai trò là nguyên liệu cấu tạo và hình thành xương, vitamin D lại quyết định canxi có hấp thụ được vào máu, chuyển hóa vào xương, làm xương chắc khỏe và dài ra hay không. Vitamin D3 trên thị trường hiện có khá nhiều loại, nổi bật và phù hợp nhất với trẻ nhỏ là dạng xịt chuẩn liều và dạng nhỏ giọt.

Sai lầm 3: Không khuyến khích con vận động

Vận động thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể dẻo dai hơn mà còn làm tăng quá trình giải phóng hormone tăng trưởng GH để trẻ thêm cao. Tuy nhiên, một số bố mẹ lại đang lơ là việc này.

4 sai lầm kinh điển kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ - 3

Chơi bóng rổ kích thích sự phát triển xương cơ của trẻ

Viện Hàn lâm Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (AAFP) khuyến nghị, tất cả trẻ em nên tham gia các hoạt động thể chất ít nhất từ 30 - 60 phút mỗi ngày. Đặc biệt, ở các giai đoạn tăng trưởng quan trọng như 1000 ngày vàng đầu đời, tiền dậy thì và dậy thì. Tùy theo độ tuổi, trẻ cần được vận động thể dục thể thao phù hợp, tham gia các bộ môn bơi lội, bóng rổ, đạp xe, xà đơn,... nhằm kích thích sự phát triển của các nhóm cơ, giúp xương dẻo dai, khỏe mạnh.

Ngoài ra, bố mẹ nên giới hạn thời gian trẻ xem tivi, điện thoại, chơi game… không quá 1-2 tiếng/ngày để trẻ bớt lười vận động và giảm thiểu những tác động xấu đến não bộ.

Sai lầm 4: Vô tư cho con đi ngủ muộn

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với chiều cao của trẻ nhỏ nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa thực sự của nó. Nghiên cứu được các nhà khoa học đến từ trường Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) chỉ ra, hơn 90% sự phát triển xương diễn ra trong khi ngủ hoặc nghỉ và hầu như không có sự phát triển xương nào xảy ra khi đứng hoặc đi lại.

4 sai lầm kinh điển kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ - 4

Khi trẻ ở trạng thái ngủ sâu, hormone GH tiết ra nhiều hơn thúc đẩy quá trình tăng trưởng xương đạt hiệu quả

Đặc biệt, khi ngủ, tuyến yên tiết ra nhiều hormone tăng trưởng GH kích thích gia tăng chiều dài của xương và các cơ quan khác giúp cơ thể lớn lên. Lúc này, hàm lượng GH được giải phóng cao gấp 4 lần so với khi thức và cao nhất vào khoảng 22h đêm - 3h sáng.  

Bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngủ sớm trước 22h ngay từ khi còn nhỏ để hình thành đồng hồ sinh học tự nhiên giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Trẻ đi ngủ muộn qua thời gian này ảnh hưởng đến việc tiết ra của hormone tăng trưởng.

Nguồn: [Tên nguồn].