Đi làm xa không gửi cho vợ đồng nào, về nhìn món đồ cô ấy cầm trên tay, tôi sụp xuống xin lỗi 

Quỳnh Chi (ghi) - Ngày 07/02/2023 19:00 PM (GMT+7)

Đi được 3 tháng tôi có về thăm vợ, sau lần đó thì cô ấy mang thai. Tôi nghĩ em bé vẫn trong bụng không tiêu tốn gì nên kệ vợ tự lo. Cô ấy vẫn vui vẻ thoải mái, bảo tôi không cần lo lắng việc ở nhà.

Nghe audio
0:00
0:00

Khi đi làm xa, tôi đã hỏi ý kiến vài người thân quen, rằng chồng lo lắng đề phòng vợ ở nhà mà không gửi tiền về thì có sai không? Bạn bè, người thân đều cùng suy nghĩ với tôi. Vợ tôi ở nhà lương 5 triệu cũng đủ mình cô ấy chi tiêu rồi, không cần chồng phải gửi về thêm. 

Có nhiều tiền trong tay, vợ lại tiêu hoang phí không biết tiết kiệm, tệ hơn nữa có khi còn sinh tật phản bội chồng. Lúc ấy tôi mất cả vợ cả tiền hay sao? Bởi thế mà khi đi làm xa tôi nói với vợ là công việc khó khăn, đến cuối năm người ta mới trả lương một thể. Cô ấy tin chồng không nghi ngờ gì cả. 

Đi được 3 tháng tôi có về thăm vợ, sau lần đó thì cô ấy mang thai. Tôi nghĩ em bé vẫn trong bụng không tiêu tốn gì nên kệ vợ tự lo. Cô ấy vẫn vui vẻ thoải mái, bảo tôi không cần lo lắng ở nhà.

Tôi nghĩ em bé vẫn trong bụng không tiêu tốn gì nên kệ vợ tự lo. (Ảnh minh họa)

Tôi nghĩ em bé vẫn trong bụng không tiêu tốn gì nên kệ vợ tự lo. (Ảnh minh họa)

Hôm qua tôi về thăm nhà lần thứ hai, vợ tôi đã mang thai được 5 tháng rồi. Tôi không báo trước với cô ấy vì quyết định về khá đột ngột. Cuối tuần nên vợ được nghỉ, khi tôi về bắt gặp cô ấy đang khâu vá. Không hiểu cô ấy khâu cái gì, tôi mới hỏi thăm thì phải lặng người khi nhận được câu trả lời. 

Hóa ra vợ tôi xin quần áo cũ, váy vóc người khác không mặc đến nữa, mang về cắt ra khâu lại thành váy bầu để mặc! “Bầu có mấy tháng thôi, mua đồ mới cũng không cần thiết, phí tiền lắm nên em mới tự khâu. Giá kể có chiếc máy may thì tốt nhưng lại tốn một khoản tiền…”, cô ấy cười nói. 

Tôi nhìn mảnh vải trên tay vợ vừa cắt ra từ chiếc váy cũ mà trong lòng xót xa vô cùng. Mảnh vải đã sờn, phai màu, có chỗ còn dính vết bẩn mờ mờ, chắc vợ giặt nhưng không sạch được. Vậy mà cô ấy vẫn vui vẻ khâu lại thành váy bầu cho bản thân mặc. Nhìn nụ cười hạnh phúc của cô ấy, chắc hẳn là vì nghĩ đến con, tôi sụp xuống xin vợ tha lỗi và thú nhận mọi chuyện.

Vợ giận tôi nhưng cuối cùng cô ấy vẫn tha thứ cho chồng. Tôi ân hận quá. Chúng tôi không mất tiền thuê nhà (bố mẹ tôi đã về quê hưởng tuổi già để lại căn nhà cũ cho hai vợ chồng ở). Thế nhưng 5 triệu/ tháng thực sự quá ít ỏi. Tìm hiểu tôi mới biết dù trong bụng mẹ nhưng em bé cũng đã cần nhiều khoản chi phí như khám thai, thuốc bổ, sữa bầu và cả đồ dùng dành cho thai phụ… Chưa nói tiền ăn uống sinh hoạt của vợ cũng tăng lên vì cô ấy cần bồi dưỡng cho thai nhi khỏe mạnh. Bảo sao vợ tôi phải tiết kiệm như thế! 

Nghĩ lại cuộc sống của mình trong chỗ làm thoải mái hơn vợ rất nhiều, tiền lương thì vẫn đang để trong ngân hàng tiết kiệm, còn cô ấy phải chắt bóp khổ sở mà áy náy vô cùng. Tôi làm chồng, làm cha lại để vợ con mình khổ như thế đấy. Trước mắt tôi muốn mua tặng vợ ít đồ dành cho bà bầu. Xin hỏi có những món đồ gì cần thiết cho phụ nữ trong thai kỳ? 

Trước mắt tôi muốn mua tặng vợ ít đồ dành cho bà bầu... (Ảnh minh họa)

Trước mắt tôi muốn mua tặng vợ ít đồ dành cho bà bầu... (Ảnh minh họa)

4 món đồ cơ bản cần sắm cho mẹ trong thời gian mang thai 

1. Áo nịt ngực 

Thai phụ mặc áo ngực không phù hợp với cơ thể mình là điều tối kỵ. Vì trong thời gian mang thai, hai bầu ngực sẽ lớn hơn trước rất nhiều, nhất là trong 3 tháng đầu. Do đó nếu không được nâng đỡ đúng cách, sau này gần như ngực mẹ sẽ bị xệ vì các tế bào sợi của vú không bao giờ trở lại như ban đầu một khi bị căng kéo. Một chiếc áo ngực vừa vặn có chất lượng tốt sẽ ngăn ngừa được sự căng kéo này. 

Bầu không nên tiết kiệm khi mua áo ngực trong thai kỳ. Nếu tiết kiệm mặc áo ngực cũ quá chật sẽ làm cho máu lưu thông qua vòng một bị cản trở, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của ngực, làm giảm lượng sữa tiết ra, hậu quả là sau sinh mẹ sẽ ít sữa, tệ hơn là thiếu sữa cho bé. Đồng thời, nịt ngực quá chật cũng làm tăng độ cọ xát giữa áo và ngực, vốn rất nhạy cảm trong thai kỳ, dẫn đến ứ đọng mồ hôi, gây trầy xước, viêm nhiễm vú, chèn ép núm vú gây ảnh hưởng đến tuần hoàn của thai nhi và có thể dẫn đến tắc tia sữa. 

Theo lời khuyên của các chuyên gia, trong 9 tháng mang thai, bà bầu nên thay áo ngực 3 lần ở tháng thứ 3, thứ 5 và tháng thứ 8. Mỗi lần thay đổi chị em nên mua cho mình ít nhất 2 đến 3 chiếc để dễ thay đổi và giặt giũ, đảm bảo vệ sinh. Trước ngày sinh, hãy mua thêm một vài chiếc nịt ngực có khóa trước để tiện cho bé bú sau này. 

2. Quần lót 

Ngay khi biết đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng, các mẹ bầu đã nên cân nhắc chọn lựa quần lót chất lượng và phù hợp. Vì ngay trong quý đầu thai kỳ, tác động của hormone đã làm tăng chất tiết âm đạo dẫn đến dễ bị nhiễm trùng vùng kín. 

Khi bụng bắt đầu to dần lên, kéo căng da bụng làm bà bầu thường cảm thấy ngứa bụng. Trong các tháng cuối, dịch tiết âm đạo càng tăng nên chọn quần lót có độ thấm hút tốt và thông thoáng là rất cần thiết. Thường thì các loại quần lót bằng sợi cotton sẽ không gây kích ứng da, không dẫn đến dị ứng, ngứa sần, phát ban và có tác dụng thấm ẩm tốt, chống hôi. 

3. Váy/ quần áo bầu 

Trong 3 tháng đầu, do chưa có nhiều thay đổi về ngoại hình nên bà bầu có thể tận dụng các trang phục bình thường cỡ hơi to có sẵn trong tủ đồ của mình. Như vậy bạn có thể tiết kiệm một khoản kha khá trong thời gian này. 

Bà bầu cần sắm đồ bầu khi cơ thể bắt đầu có những thay đổi rõ rệt vào khoảng tháng thứ 4 trở đi. Về kiểu dáng, để tiết kiệm mà trông vẫn hợp thời, bà bầu nên chọn các kiểu đầm bầu hay quần áo bầu thoải mái, đơn giản theo tiêu chí có thể tái sử dụng sau này. Những kiểu áo oversize, váy suông free size có phần eo rộng, váy maxi cotton co giãn… vừa giúp bạn là bà bầu thời trang, vừa tận dụng để che chắn những khuyết điểm cơ thể sau sinh.

4. Giày bệt 

Khi mang thai, chân bạn có xu hướng ngày càng to ra do chứng phù thai kỳ, tăng cân và do cơ thể tiết ra hormone relaxin làm lỏng gân, cơ khiến kích thước chân phát triển. Càng về cuối kỳ sinh nở, cơ thể càng to ra, làm mất thăng bằng dễ gây té ngã. Do đó, việc chọn một đôi giày bệt vừa vặn, an toàn là điều quan trọng để tránh trơn trượt, bó chặt chân làm tăng tình trạng phù. 

Để tiết kiệm, bà bầu chỉ nên chọn 1- 2 đôi to hơn chân khoảng 10mm, mua 1 lần vào 6 tháng đầu và 1 lần vào 3 tháng cuối. Về kiểu dáng, nên chọn những đôi giày đơn giản, có mõm tròn, to, rộng, ôm chân, chất liệu giày và đế mềm để tiện đi lại. 

Đặc biệt mẹ bầu không nên mang giày mũi nhọn và giày cao gót vì ngoài việc gây đau chân, các loại giày này còn làm cho trọng tâm cơ thể không ổn định, có nguy cơ đẩy bà bầu vào những tình huống nguy hiểm như vấp, ngã. Đồng thời không nên chọn các loại giày có dây buộc vì khi bụng lớn bạn có thể sẽ rất khó cột dây giày. 

Đi làm xa không gửi cho vợ đồng nào, về nhìn món đồ cô ấy cầm trên tay, tôi sụp xuống xin lỗi  - 3

Anh trai vừa mất chị dâu bỏ nhà đi cả tuần, mẹ tôi định từ mặt rồi phải nghẹn ngào biết ơn chị 
Mẹ tôi càng nghĩ càng uất hận lẫn thương con trai. Vừa mới không bao lâu, lòng chị dâu đã không còn ở đây nữa mà hướng ra bên ngoài.

Tâm sự bà bầu

Theo Quỳnh Chi (ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu