Mẹ chồng chờ đón con dâu tận cửa phòng sinh, hình ảnh khi cửa mở ra gây bất ngờ

Ngọc Linh - Ngày 08/06/2022 14:30 PM (GMT+7)

Bà mẹ này khiến nhiều người phải ngạc nhiên với sức khỏe sau sinh của mình.

Sinh con có lẽ là một trong những "nỗi ám ảnh" lớn nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Ca "vượt cạn" đầy đau đớn và mệt mỏi sẽ rút cạn sức lực của người mẹ nên hình ảnh quen thuộc sau khi sinh con là người mẹ sẽ mệt mỏi, được y tá cho nằm trên băng ca để đẩy về phòng hồi sức. Vậy nhưng mới đây, một sản phụ đã gây sốc cho cả gia đình khi có màn ra khỏi phòng sinh đầy khí thế. 

Đó là câu chuyện của bà mẹ tên Tiểu Đào (tên nhân vật đã thay đổi, sống tại Trịnh Châu, Trung Quốc). Tiểu Đào vừa sinh con đầu lòng cách đây không lâu. Dù là con đầu lòng nhưng cô sinh khá nhanh, em bé chào đời khỏe mạnh, suôn sẻ. Sau khi chào đời, con trai Tiểu Đào được đưa đi vệ sinh và trao cho gia đình trước, còn cô phải ở lại để bác sĩ xử lý nốt phần nhau thai và vệ sinh.

Thông thường sau khi sinh, mẹ sẽ nằm trên băng ca để y tá đẩy về phòng nghỉ.

Thông thường sau khi sinh, mẹ sẽ nằm trên băng ca để y tá đẩy về phòng nghỉ.

Thu xếp xong cho em bé, mẹ chồng và chồng Tiểu Đào nhanh chóng quay trở lại phòng sinh để đón cô. Ai cũng tưởng tượng sản phụ sẽ nằm trên băng ca và được y tá đẩy ra ngoài. Vậy nhưng khi cánh cửa mở ra, mẹ chồng Tiểu Đào vô cùng ngạc nhiên khi cô đang tự mình đi bộ ra ngoài. Bà lo lắng hỏi có vấn đề gì nhưng Tiểu Đào chỉ cười nói: "Có việc gì đâu mẹ, con thấy khỏe nên xin tự đi về cho nhanh, bác sĩ nói vậy càng tốt". Nghe con dâu nói vậy, mẹ chồng Tiểu Đào rất hoang mang vì đây là lần đầu bà thấy người mới sinh mà lại khỏe mạnh, tươi tỉnh như cô. Tuy con dâu nói khỏe nhưng bà lo lắng nên vẫn dìu tay cô trở về phòng. 

Sản phụ khỏe mạnh, tự đi bộ ra khỏi phòng sinh khiến gia đình choáng váng.

Sản phụ khỏe mạnh, tự đi bộ ra khỏi phòng sinh khiến gia đình choáng váng.

Diễn biến câu chuyện được chị họ của Tiểu Đào quay lại và đăng tải lên mạng xã hội. Cư dân mạng cũng phải hoảng hốt rồi sau đó bật cười trước cảnh tượng ra khỏi phòng sinh "hiếm có khó tìm" sản phụ này. Nhiều cư dân mạng thậm chí còn "xin vía" sinh khỏe nhanh chóng, khỏe khoắn như Tiểu Đào. Một số khác lại nhắc nhở gia đình không nên vì vậy mà lơ là việc chăm sóc sản phụ vì dù sao cô cũng đã mất nhiều máu, hao tổn sức lực sau sinh, rất cần được bồi bổ và quan tâm chu đáo.

Nhiều người lập tức xin vía sinh con khỏe mạnh, không mất sức nhiều như bà mẹ này.

Nhiều người lập tức "xin vía" sinh con khỏe mạnh, không mất sức nhiều như bà mẹ này.

Hướng dẫn rặn đẻ đỡ mất sức cho mẹ bầu

Sau khi chứng kiến hình ảnh "hừng hực khí thế" khi ra khỏi phòng sinh của bà mẹ trên, chắc hẳn chị em nào cũng mong muốn có được ca sinh nhanh chóng, ít đau đớn như vậy để sau sinh không mất sức nhiều. Thực tế, nếu mẹ biết cách rặn đẻ và thở trong quá trình vượt cạn thì hoàn toàn có thể đạt được điều này. Trước hết, mẹ cần hiểu quá trình đau đẻ sẽ diễn ra theo chu kỳ của cơn gò tử cung. Chu kỳ của cơn gò tử cung sẽ được thể hiện qua 3 thì, cụ thể là thì co, thì kéo dài và thì nghỉ. 

Về cách thở, khi đã lên bàn sinh, mẹ bầu cần giữ được sự bình tĩnh, không cần quá căng thẳng và làm theo hướng dẫn của bác sĩ đỡ đẻ cho mình. Trong lúc này, thai phụ phải dựa theo nhịp đau của từng chu kỳ cơn gò tử cung. Khi cơn đau bắt đầu cũng là lúc mẹ bầu nên hít thở sâu bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng. Khi cơn đau bắt đầu chuyển qua thì kéo dài, lúc này mẹ bầu sẽ hít thở nhanh và nông để đảm bảo cung cấp đủ không khí cũng như gia tăng sức lực để có thể rặn tốt hơn.

Sau khi cơn đau của thì kéo dài qua đi, cơ thể dần thả lỏng thì lúc này mẹ bầu có thể thở chậm và sâu hơn. Điều này sẽ giúp cho mẹ bầu lấy lại sức để chuẩn bị cho cơn đau tiếp theo của quá trình sinh đẻ.

Về cách rặn sinh, khi cơn gò tử cung bắt đầu cũng là lúc cơn đau xuất hiện, lúc này mẹ bầu cần hít một hơi thở sâu và dồn lực để rặn. Khi rặn mẹ bầu cần dốc hết khí xuống phần bụng dưới để đẩy em bé ra nhanh hơn. Khi cơn đau kéo dài, mẹ bầu cần tiếp tục lấy hơi để rặn. Khi rặn không nên phát ra âm thanh bởi như thế lực dồn xuống phần bụng dưới sẽ bị giảm đi.

Lưu ý rằng khi cơn đau xuất hiện thì mẹ bầu mới dồn sức để rặn. Bởi lực của cơn đau kết hợp cùng sức rặn người mẹ và sự hỗ trợ của bác sĩ sẽ là điều kiện thuận lợi để giúp bé ra ngoài nhanh hơn. Khi rặn, lưng của mẹ bầu phải thẳng và tiếp giáp với bề mặt bàn sinh. Mông hơi cong lên về phía trước để tăng thêm sức cho việc rặn. 

Sau khi cơn đau qua đi, mẹ bầu cần thả lỏng cơ thể để lấy lại sức và tiếp tục cho lần rặn tiếp theo. Tránh việc rặn quá nhiều vừa gây mất sức vừa đem lại hiệu quả không cao khi sinh.

Chân dài bán bún đậu một mình đi đẻ, tự quay phim lúc sinh con, từ chối mẹ chồng chăm
Trang Trần cho biết dù hành trình sinh nở nhiều đau đớn nhưng cô vẫn quyết tâm một mình vượt qua vì "dám chơi là dám chịu".

Câu chuyện mang thai

Theo Ngọc Linh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu