Tưởng đau bụng vì ăn thịt nướng, mẹ bầu hốt hoảng khi đi vệ sinh rơi cả ra con

Ngọc Linh - Ngày 13/01/2021 09:45 AM (GMT+7)

Khi đang ăn thịt nướng cùng gia đình, mẹ bầu này đột nhiên bị đau bụng nên vội vã về nhà để đi vệ sinh.

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn được khuyến cáo đi siêu âm và thăm khám đầy đủ, đúng lịch. Việc này không chỉ giúp bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe của hai mẹ con mà còn dự đoán được ngày em bé chào đời để tránh trường hợp đẻ rơi ngoài viện như bà mẹ dưới đây. 

Thông tin do đồn cảnh sát Yudong (quận Banan, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc) cung cấp. Khoảng 10 giờ tối ngày 7/1, các cảnh sát trực đồn nhận được cuộc gọi "kêu cứu" từ một người đàn ông sống tại khu vực đồi núi cao trong khu vực. Người đàn ông này cho biết vợ anh đã đẻ rơi con trong nhà vệ sinh trên sườn đồi nhưng do đường tối khó đi nên nhân viên y tế chưa thể đến ngay lập tức. Anh rất hốt hoảng và không biết phải làm gì. 

Tưởng đau bụng vì ăn thịt nướng, mẹ bầu hốt hoảng khi đi vệ sinh rơi cả ra con - 1

Bà mẹ đẻ rơi trong nhà vệ sinh trên sườn đối, tối tăm và ẩm ướt.

Sau khi nhận tin, 3 chiến sĩ cảnh sát lập tức đến hiện trường vụ việc để giúp đỡ. Đó là một nhà vệ sinh khá xập xệ, không có điện được dựng trên sườn đồi cách nhà người đàn ông kia một đoạn. Vợ anh đang nằm quằn quại trên nền đất, đứa bé đã tuột ra khỏi cơ thể nhưng nhau thai vẫn chưa sổ ra, dây rốn cũng chưa được cắt. Cảnh sát lập tức chia nhau ra, người soi đèn và lấy quần áo ủ ấm đứa bé, người an ủi để bà mẹ bình tĩnh hơn, người còn lại ra đường cái đón các nhân viên cấp cứu. 

Khoảng 10 phút sau, các nhân viên y tế đã có mặt. Y tá lập tức cắt dây rốn cho đứa bé, vệ sinh qua và bọc trong khăn ấm. "Là một bé gái, dấu hiệu ban đầu cho thấy bé khỏe mạnh, ổn định" - các nhân viên cảnh sát và gia đình sản phụ thở phào nhẹ nhõm nghe nữ y tá thông báo. Sau đó, hai mẹ con sản phụ được đưa đến bệnh viện.

Tưởng đau bụng vì ăn thịt nướng, mẹ bầu hốt hoảng khi đi vệ sinh rơi cả ra con - 2

Cảnh sát phải soi đèn để y tá xử lý cho hai mẹ con. May mắn cả hai đều khỏe mạnh. 

Tại bệnh viện, sau khi được xử lý ổn thỏa, bà mẹ mới kể lại hoàn cảnh đẻ rơi của mình. Hóa ra, từ lúc mang bầu cô chưa bao giờ đi khám hay siêu âm vì gia đình thiếu thốn và bản thân vẫn thấy khỏe mạnh bình thường.

Tối hôm 7/1, cô cùng gia đình xuống phố để ăn thịt xiên nướng lề đường. Khi đang ăn thì cô bị đau bụng nhưng chỉ nghĩ rằng do đồ ăn đường phố không sạch sẽ. Cô lập tức về nhà để đi vệ sinh nhưng khi đang trong nhà vệ sinh thì cơn đau càng dữ đội và cuối cùng đứa con đã tuột ra ngoài. Lúc này cô mới hốt hoảng gọi chồng để gọi cấp cứu và cảnh sát. 

Sau khi nghe hoàn cảnh của bà mẹ này, bác sĩ cảnh báo cô không được chủ quan. Lần này đã may mắn sinh con khỏe mạnh nhưng lần sau nếu mang bầu phải đi thăm khám đầy đủ để tránh tình huống đẻ rơi sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con. Nếu cô khó khăn về kinh tế thì bệnh viện và hội phụ nữ sẽ có biện pháp hỗ trợ tiền khám thai. 

8 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không được bỏ qua

Đối với các mẹ bầu, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi từ những ngày đầu thai kỳ đến lúc sinh là việc làm rất quan trọng. 8 mốc khám thai cần thiết dưới đây mẹ bầu phải thực hiện đầy đủ, không được bỏ qua. 

- Lần thứ nhất (6-8 tuần): Xác định lại thai kỳ, kiểm tra tim thai. 

- Lần thứ hai (11-14 tuần): Đo độ mờ da dáy, sàng lọc dị tật. 

- Lần thứ ba (16 tuần): Theo dõi sự phát triển của thai nhi. 

- Lần thứ tư (22-23 tuần): Tầm soát các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật ở các cơ quan nội tạng. 

- Lần thứ năm (26 tuần): Tiêm mũi uốn ván. Phát hiện bất thường ở mẹ và con. 

- Lần thứ sáu (31-32 tuần): Phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất…, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung.

- Lần thứ bảy (36 tuần): Đo tim thai và chuyển động thai, lên kế hoạch sinh con. 

- Lần thứ tám (sau 36 tuần): Bác sĩ sẽ chỉ định khám 1 tuần - 2 tuần/lần để theo dõi dấu hiệu sinh. 

Ngọc Linh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu