Bí quyết nuôi dạy một đứa trẻ ngày nhỏ ngoan, khi lớn thành người tử tế theo chuyên gia Harvard

Thi Thi - Ngày 29/11/2022 19:00 PM (GMT+7)

Bố mẹ ngay từ đầu nên có phương pháp thích hợp để thay đổi thói quen xấu cho trẻ.

Bí quyết nuôi dạy một đứa trẻ ngày nhỏ ngoan, khi lớn thành người tử tế theo chuyên gia Harvard - 1

Người ta vẫn ví trẻ em như “một tờ giấy trắng”, mọi hành vi, lời nói của những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ thường có ảnh hưởng đến khả năng phát triển thói quen sau này của con.

Do đó, việc bố mẹ rèn kỷ luật, khuôn phép đúng cách cho con là khá quan trọng. Bố mẹ ngay từ đầu nên có phương pháp thích hợp để thay đổi nếu con hình thành thói quen xấu.

Bí quyết nuôi dạy một đứa trẻ ngày nhỏ ngoan, khi lớn thành người tử tế theo chuyên gia Harvard - 2

Mối quan hệ giữa việc trẻ phát triển những thói quen xấu là gì?

Thói quen được hình thành khi chúng ta lặp lại hành vi một cách vô thức. Những thói quen xấu ở trẻ nhỏ có thể do vấn đề về thể chất hoặc tâm lý.

Các chuyên gia cho rằng, điều cơ bản nhất là trẻ dễ bị ảnh hưởng trực tiếp từ người thân, cụ thể có 2 nguyên nhân phổ biến sau đây.

Bố mẹ giáo dục con chưa đúng cách

Những quyết định của bố mẹ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Những điều tưởng chừng đơn giản như chọn thái độ nghiêm khắc hay khoan dung vốn là điều không dễ dàng. 

Con cái luôn được xem là báu vật của bố mẹ, nhất là những gia đình chỉ có một con tình yêu thương và sự ưu tiên cho trẻ càng cao hơn. 

Ví  dụ, khi trẻ không chịu ăn, vì vậy một số phụ huynh chọn cách thỏa hiệp bằng cách cho con vừa ăn vừa nghịch điện thoại di động. Thậm chí, khi con cư xử chưa đúng mực, một số bậc bố mẹ không ngăn cản mà đôi khi thầm tán đồng, điều này lâu dần khiến đứa trẻ sẽ trở nên khó phân biệt đúng và sai.

Thực chất, nhiều bố mẹ hay giao điều kiện cho con mỗi khi nhờ con làm việc gì đó. Hoặc đơn giản là hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm của người làm con.

Ví dụ, việc con làm bài tập hàng ngày là nhiệm vụ con phải hoàn thành. Nhưng nhiều phụ huynh lại dạy con thói hư rằng con sẽ được thưởng một cái ô tô đồ chơi, một bộ lắp ghép nếu như con làm bài tập ngày hôm đó. Điều này vô tình khiến con có tâm lý rằng mỗi việc con làm đều có sự đánh đổi. 

Việc bố mẹ rèn kỷ luật, khuôn phép đúng cách cho con sớm là khá quan trọng.

Việc bố mẹ rèn kỷ luật, khuôn phép đúng cách cho con sớm là khá quan trọng.

Sự bảo bọc quá mức của bố mẹ, người thân

Trong một số gia đình, đặc biệt là ông bà sẽ thường chiều chuộng cháu của mình. Trọng tâm duy nhất của những việc này là mong muốn giữ cho con được an toàn, không chỉ về mặt thể chất mà còn cả về tình cảm.

Tuy nhiên, nếu bố mẹ hoặc người thân giúp đỡ quá nhiều, làm thay mỗi khi trẻ gặp khó khăn, hoặc che chắn con cái khỏi mọi thử thách của cuộc sống bên ngoài, sẽ tạo tiền lề xấu cho trẻ, đây là nguyên nhân phổ biến khiến con hình thành các thói quen, hành vi chưa đúng mực.

Một đứa trẻ từ một gia đình được bao bọc quá mức rất sợ mắc lỗi. Lo sợ thất bại, bị tổn thương hoặc bị từ chối, trẻ miễn cưỡng thử điều gì đó mới và né tránh các cơ hội.

Thay vì tự mình điều hướng những khó khăn và giải quyết vấn đề, những đứa trẻ này trở nên phụ thuộc vào bố mẹ hơn. Đồng thời, việc nuôi bao bọc quá mức khiến cho những đứa trẻ dễ bị bắt nạt hơn. Trẻ hạn chế phép tham gia vào các hoạt động đối kháng hoặc chấp nhận rủi ro cần thiết để phát triển các kỹ năng quản lý xung đột và tự vệ.

Bí quyết nuôi dạy một đứa trẻ ngày nhỏ ngoan, khi lớn thành người tử tế theo chuyên gia Harvard - 4

Bố mẹ nên làm thế nào để ngăn ngừa và uốn nắn những thói hư tật xấu của con cái?

Một chuyên gia giáo dục tại Đại học Harvard đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bố mẹ có thể nuôi dạy con trở thành đứa trẻ ngoan.

Bí quyết nuôi dạy một đứa trẻ ngày nhỏ ngoan, khi lớn thành người tử tế theo chuyên gia Harvard - 5

Suy ngẫm về phương pháp giáo dục của bản thân

Khi trẻ có một số hành vi chưa tốt, bố mẹ phải kịp thời phát hiện, đồng thời cần xem phương pháp giáo dục của mình có vấn đề hay không. 

Khi bố mẹ nhận ra sai lầm hoặc trọng tâm của vấn đề, lúc này có thể kịp thời uốn nắn những thói quen xấu của con mình.

Không nuông chiều con quá mức

Như đã nói ở trên, nhiều thói hư tật xấu của trẻ phần lớn xuất phát từ sự nuông chiều quá mức, trẻ thường không có khả năng phân biệt đúng sai, nếu bố mẹ không ngăn cản hành vi của trẻ, trẻ cảm thấy mình có thể làm được. 

Ví dụ, đuổi theo và cho trẻ ăn nếu trẻ không ăn, cho tiền khi trẻ khóc và bố mẹ tìm mọi cách để dỗ trẻ khi trẻ không vui. Nếu bố mẹ thực sự muốn loại bỏ những thói hư tật xấu của con cái thì nhất định phải tàn nhẫn, dù con có khóc đến đâu cũng phải kiên định với nguyên tắc của mình.

Chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ và người thân không nên nuông chiều con quá mức, kẻo làm chậm cuộc sống của trẻ.

Chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ và người thân không nên nuông chiều con quá mức, kẻo làm chậm cuộc sống của trẻ.

Kết hợp với giáo viên trong trường rèn luyện nề nếp tốt cho trẻ

Ngoài việc chăm sóc con cái, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến ​​​​của giáo viên và cùng nhau sửa đổi những thói quen xấu của con mình thông qua nỗ lực của nhà trường và gia đình. Nhiều trẻ vẫn thích nghe lời cô giáo hơn, đặc biệt mong được cô khen, bố mẹ có thể tận dụng điều này để khuyến khích trẻ từ bỏ những thói hư tật xấu.

Chỉ khi trẻ hình thành những thói quen tốt ngay từ nhỏ thì khi lớn lên mới có lợi cho con biết phân biệt đúng sai và biết tôn trọng người khác. Chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ không nên nuông chiều con quá mức, kẻo làm chậm cuộc sống của trẻ.

Tăng các hoạt động trải nghiệm, cho con biết thế giới này rộng lớn, phong phú và thú vị hơn con tưởng tượng

Hầu như các đứa trẻ chỉ có hứng thú với thế giới xung quanh, bố mẹ có thể nhấn mạnh cho con tầm quan trọng của việc học hỏi từ sự kiện bên ngoài vùng an toàn của chính mình để được mở mang những kiến thức mới mẻ.

Đây cũng chính là bước đầu tiên để trẻ được học tập phát triển trí tuệ, giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, học hỏi và rèn luyện bản thân theo hướng tích cực.

Bố mẹ có thể dạy trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế, phim ảnh, hội họa hay tin tức để giúp trẻ trở thành người biết lắng nghe, cảm thông và luôn đặt mình ở vị trí của người khác.

Bố mẹ có thể dạy trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế, phim ảnh, hội họa hay tin tức để giúp trẻ trở thành người biết lắng nghe, cảm thông.

Bố mẹ có thể dạy trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế, phim ảnh, hội họa hay tin tức để giúp trẻ trở thành người biết lắng nghe, cảm thông.

Muốn con lên tiểu học học giỏi nhất lớp, cần làm điều này ngay ở trường mẫu giáo
Có 3 điều quan trọng bố mẹ cần lưu ý khi con học trường mẫu giáo, tạo nền tảng tốt giúp trẻ học tốt hơn ở các bậc tiếp theo.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm