“Con khóc cứ kệ, lâu không ai dỗ sẽ tự thiếp đi một mình”: Mẹ nghe mà không đau sao?

Ngày 13/04/2018 16:22 PM (GMT+7)

Nhiều người chê tôi không biết nuôi con khoa học, không chịu cho con ngủ riêng. Nhưng tôi không quan tâm.

Theo những trào lưu nuôi dạy con phương Tây, tôi mỗi ngày được đọc rất nhiều câu chuyện về những mẹ Việt hào hứng khoe cho được con “rủ riêng” từ 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, thậm chí là…vài ngày tuổi cũng có. Nhiều người Nhiều người chê tôi không biết nuôi con khoa học, không chịu mua nôi cho nó “ra riêng”. Nhưng tôi không quan tâm.

“Mẹ cứ để mặc con khóc trong nôi chứ đừng vội chạy ra bế ẵm. Ngày đầu con có thể khóc liên tục 2,3 tiếng. Ngày hôm sau còn 1 tiếng. Hôm sau nữa 30 phút…Đứa trẻ sau những ngày dài khóc khản tiếng mà không thấy ai dỗ dành, sẽ tự biết rằng khóc không có tác dụng, và sau đó tự ru mình vào giấc ngủ”.

Trời ơi! Cái lý thuyết khoa học ấy, mẹ nghe mà không đau, không xót sao?

Một đứa trẻ sơ sinh còn đỏ hỏn, tôi nằm cạnh con cả đêm mà còn thao thức. Chỉ sợ mẹ lỡ ngủ say quá, con đạp chăn, con trớ sữa…sẽ chẳng kịp xử lý. Vậy nếu để con ngủ riêng giường, thậm chí riêng phòng, ai đảm bảo sự an toàn cho con tôi?

“Con khóc cứ kệ, lâu không ai dỗ sẽ tự thiếp đi một mình”: Mẹ nghe mà không đau sao? - 1

Tiến sĩ Nils Bergman, bác sĩ nhi khoa tại Đại học Cape Town ở Nam Phi đã phát hiện ra rằng cho bé ngủ cùng mẹ là cách làm khoa học và tốt cho sức khỏe của bé bởi ngực mẹ mang đến cho bé cảm giác an toàn, là nơi thích hợp để con nghỉ ngơi hơn so với chiếc giường khô cứng mỗi đêm.

Bên cạnh đó, ông cũng cho biết, việc mẹ để con ngủ một mình quá sớm có thể khiến trái tim của con bị thiếu cảm giác an toàn. Khẳng định này xuất phát từ một nghiên cứu cho thấy trái tim của trẻ sơ sinh bị căng thẳng nhiều hơn ba lần khi ngủ trong cũi và bất ngờ là chỉ có sáu đứa trẻ trong nhóm nghiên cứu đã ngủ yên một mình vào ban đêm.

Nhiều người lo lắng, trẻ ngủ cùng mẹ có thể dẫn đến hội chứng đột tử, vậy nhưng, bảo vệ quan điểm của mình, Tiến sĩ Bergman nhấn mạnh rằng cái chết của đứa trẻ và các thương tích ở trẻ sơ sinh chắc chắn không phải do sự hiện diện của người mẹ.

"Khi trẻ sơ sinh bị ốm, thậm chí là đối mặt với cái chết, đó hoàn toàn không phải là vì sự có mặt của người mẹ. Đó là vì những thứ khác như: khói độc, thuốc lá, rượu, gối lớn và đồ chơi nguy hiểm."

“Con khóc cứ kệ, lâu không ai dỗ sẽ tự thiếp đi một mình”: Mẹ nghe mà không đau sao? - 2

Và các mẹ ơi, đừng lo ngại ôm con nhiều sẽ khiến con "bện hơi", "bám mẹ" mà ngại ngần. Nhưng theo một nghiên cứu mới cho thấy trẻ sơ sinh được mẹ ôm nhiều sẽ giúp tăng cường phản ứng của não và có thể bù đắp các chấn thương khác mà trẻ có thể gặp phải.

Một cuộc điều tra trên 125 trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Nhi đồng Nationwide, Columbus, Ohio đã phát hiện ra những phản ứng nhẹ nhàng từ cha mẹ và những người chăm sóc có ảnh hưởng lâu dài đối với não bộ của bé. Trẻ sơ sinh được mẹ ôm nhiều sẽ giúp tăng cường phản ứng của não và có thể bù đắp các chấn thương khác mà trẻ có thể gặp phải.

Ôm con và yêu thương con chính là cách để nuôi dưỡng một em bé thông minh. Vậy thì tôi chẳng ngại ngần gì mà ôm lấy con khi bé khóc, cho bé ngủ cùng mẹ và để mẹ được hít hà hương sữa thơm đáng yêu từ thiên thần nhỏ của riêng mình.

“Con khóc cứ kệ, lâu không ai dỗ sẽ tự thiếp đi một mình”: Mẹ nghe mà không đau sao? - 3

Nụ cười của con khi ngủ bên trong vòng tay mẹ sẽ đẹp biết bao.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Lê Lê

Mẹ 8x thoát cảnh rã tay bế con 2 tuần sau sinh nhờ cách rèn con ngủ riêng xuyên đêm
Ngay từ khi bé Mía mới 14 ngày tuổi, chị Ngọc Hà đã thảnh thơi mỗi tối bởi con tự ngủ riêng.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giấc ngủ của bé