Con trai 10 tuổi thẳng tay đánh mẹ, bất ngờ hơn là phản ứng của người bố

Ngày 20/09/2019 18:53 PM (GMT+7)

Con trai yêu quý liên tục đấm, đá, sút vào người mẹ một cách đầy tự tin. Tệ hại hơn là thái độ của bố mẹ mới khiến mọi người không thể hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra trong gia đình này.

Mới đây, một clip ngắn ghi lại cảnh cậu bé 10 tuổi “bắt nạt” mẹ bằng cách liên tục đánh vào đầu, đạp chân vào người mẹ khiến cư dân mạng vô cùng phẫn nộ. Tay trái, tay phải, rồi đến chân... cậu bé thoải mái dùng chúng để đấm, đá vào người mẹ.

Thậm chí ngay cả khi mẹ đã nằm xuống, cậu bé cũng sút vào bụng mẹ không hề nao núng. Đáng nói hơn cả, người mẹ lại không hề có phản ứng gì và tồi tệ hơn là người quay clip được nghi là cha của đứa bé cũng không có động thái can ngăn.

Con trai 10 tuổi thẳng tay đánh mẹ, bất ngờ hơn là phản ứng của người bố - 1
Con trai 10 tuổi thẳng tay đánh mẹ, bất ngờ hơn là phản ứng của người bố - 2

Cậu bé liên tục đánh vào đầu mẹ mình một cách đầy tự tin, không hề nao núng

Đây không phải là câu chuyện đầu tiên khiến cư dân mạng Trung Quốc phải phẫn nộ như vậy. Trước đó, tin tức về những đứa trẻ như thế này cũng đã từng dậy sóng mạng xã hội. Vậy vì sao, những đứa trẻ lại có hành vi bạo lực như vậy? Các chuyên gia cho rằng, có 3 lý do cơ bản:

Đầu tiên, nó liên quan đến giáo dục về bạo lực gia đình

Rất nhiều các bậc cha mẹ châu Á cho rằng, việc đánh đập một đứa trẻ là điều bình thường, họ xem đó là cách giáo dục con. Con không ngoan, con học kém, con nổi loạn... đều có thể trở thành lý do để bố mẹ sử dụng bạo lực với con mình. Hành vi này chắc chắn sẽ khiến đứa trẻ bị đồng hóa, cho rằng bạo lực có thể giải quyết vấn đề khi mình cảm thấy không hài lòng điều gì đó. Từ ấy, chúng trở thành những đứa trẻ hung hăng.

Con trai 10 tuổi thẳng tay đánh mẹ, bất ngờ hơn là phản ứng của người bố - 3
Con trai 10 tuổi thẳng tay đánh mẹ, bất ngờ hơn là phản ứng của người bố - 4

Đứa trẻ quá hung hăng, bạo lực khiến dân mạng phẫn nộ

Ngoài ra, việc người đàn ông trong gia đình bạo hạnh phụ nữ, ví dụ như chồng đánh vợ... cũng sẽ khiến đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó được gieo vào đầu những tư tưởng và hành vi bạo lực. Chứng kiến những cảnh bạo lực, đứa trẻ có thể trở thành người tiếp tục áp dụng điều đó với những người yếu thế hơn mình.

Thứ hai, chính cha mẹ làm hư con cái

Giáo sư Li Meizhen, một chuyên gia giáo dục người Trung Quốc đã từng nói: “Khi đứa trẻ lên 3 tuổi, bạn không hài lòng với yêu cầu của nó, để phản đối, nó có thể lăn lộn ăn vạ. Nhưng khi nó ở độ tuổi 15, nó có thể sẽ tự cắt xén, tự tử và cãi nhau với bố mẹ nếu bất mãn. Và khi nó ở độ tuổi 20, nó có thể căm thù bố mẹ, thậm chí là tấn công bố mẹ”.

Con trai 10 tuổi thẳng tay đánh mẹ, bất ngờ hơn là phản ứng của người bố - 5
Con trai 10 tuổi thẳng tay đánh mẹ, bất ngờ hơn là phản ứng của người bố - 6

Đáng nói ở chỗ, cả người mẹ và người quay clip này đều không có động thái phản kháng lại hành động của con

Việc nuông chiều thái quá, một cách vô điều kiện của bố mẹ sẽ khiến trẻ không có ý thức về sự thành công và giá trị. Sự tự tin và dám nghĩ dám làm không có trong những đứa trẻ được bố mẹ quá nuông chiều. Khi mà chúng dễ dàng có được mọi thứ từ sự cung phụng của bố mẹ, chúng sẽ hình thành tính ích kỷ, thiếu trách nhiệm và thiếu tiêu chuẩn đạo đức. Chúng dễ trở thành một kẻ bạo lực khi không dễ dàng có được điều mà chúng muốn.

Thứ 3, cha mẹ không phản ứng quyết liệt trước hành vi bạo lực của con

Chính việc cha mẹ làm ngơ trước hành vi bạo lực của con đã tạo đà cho con hình thành tính cách xấu xí này. Rất nhiều người nghĩ và bao biện rằng “nó chỉ là một đứa trẻ, việc nó làm không có ác ý gì”. Họ cũng cho rằng cái đấm, cái đá đó không đau đớn gì nên cũng không phải quá nghiêm trọng. Bằng lối tư duy này, họ đã khiến con mình trở thành một kẻ bạo lực trong tương lai.

Vậy chúng ta nên làm gì để giáo dục con?

Con trai 10 tuổi thẳng tay đánh mẹ, bất ngờ hơn là phản ứng của người bố - 7

Một đứa trẻ sinh ra trong gia đình có cảnh bạo lực sẽ dễ hình thành tính cách bạo lực (ảnh minh họa)

Tạo ra một môi trường sống yêu thương

- Một gia đình tốt là khi cha mẹ phải yêu thương nhau, đó là cách giúp họ dạy con mình hiểu thế nào là tình yêu thương người khác và dạy cho con bài học về lòng biết ơn, sự trân trọng.

- Cha mẹ nên chú ý đến sự phát triển đạo đức, thái độ, hành vi của con hơn là tập trung vào việc con mình có học giỏi hay không.

- Cố gắng giao tiếp thật nhiều với con trong quá trình con khôn lớn.

- Cần ngăn chặn và hướng dẫn con một cách kịp thời, tinh tế khi con có hành vi bạo lực.

Thứ hai, tình yêu dành cho con phải phù hợp

Ngày nay, không quá lời khi nói rằng, trong nhiều gia đình, đứa trẻ trở thành những “ông vua con”, những “công chúa nhỏ”. Và mọi người xoanh quanh chuyện giúp đỡ quá mức để làm hài lòng trẻ. Vậy làm thế nào để tạo ra một tình yêu hợp lý dành cho trẻ.

- Hãy đối xử công bằng với con.

- Khi con yêu cầu điều gì, nếu hợp lý hãy đáp ứng, nếu không, hãy từ chối.

- Tập cho con thói quen tự chăm sóc bản thân thay vì việc làm mọi thứ cho con.

Con trai 10 tuổi thẳng tay đánh mẹ, bất ngờ hơn là phản ứng của người bố - 8

Một gia đình tốt là khi cha mẹ phải yêu thương nhau, đó là cách giúp họ dạy con mình hiểu thế nào là tình yêu thương người khác và dạy cho con bài học về lòng biết ơn, sự trân trọng. (Ảnh minh họa)

Cuối cùng, có sự thống nhất với ông bà trong cách nuôi dạy cháu

Cùng với cuộc sống bận rộn ngày nay, chuyện những cặp vợ chồng trẻ phải nhờ ông bà chăm sóc con giúp là chuyện thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, người cao tuổi hay có những kiểu yêu thương, chăm sóc và bảo vệ trẻ một cách thái quá, dễ khiến trẻ hình thành tính ỷ lại, ích kỷ và nóng nảy.

Do đó, việc thống nhất lại cách nuôi dạy trẻ với ông bà là việc nên làm. Bạn có thể trao đổi lại với ông bà những việc sau:

- Cập nhật kiến thức nuôi dạy trẻ em hiện đại, có ích, theo các chuyên gia.

- Thiết lập một quy tắc gia đình, chăm sóc trẻ em, đúng mực, nghiêm khắc và bao dung.

- Chia sẻ trách nhiệm, tạo môi trường gia đình hài hòa.

Cháu trai bị bỏ rơi nói nhớ bố mẹ, ông lật giở tấm ảnh rồi trào nước mắt
Cho cháu trai nhìn thấy bố mẹ qua bức ảnh mà nước mắt người ông nội chực tuôn trào.
Minh Khuê (Theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Gia đình và Xã Hội