Mẹ càng quát to, con càng ngốc nghếch

Ngày 11/05/2018 15:23 PM (GMT+7)

Đừng để sự nóng tính của mẹ ảnh hưởng đến tương lai con.

"Cha mẹ làm gì khi con không vâng lời hoặc phạm lỗi?"

Rất nhiều bậc cha mẹ thường xử lý tình huống bằng cách lớn tiếng hét với trẻ. Hầu hết cha mẹ làm đều này khi sự giận gữ đang dâng cao, và rồi khi hết giận, ta lại thản nhiên lờ hành động lúc đó đi như chưa từng có. Vậy nhưng, trái tim của đứa trẻ thì đã bị tổn thương rất nhiều. 

La mắng con không chỉ ảnh hưởng đến tâm hồn, mà còn khiến trí não con ngày một kém phát triển.

Mẹ càng quát to, con càng học dốt

Mẹ càng quát to, con càng ngốc nghếch - 1

Độ tuổi nhỏ, con chưa biết vâng lời, đôi khi nghịch ngợm ồn ào khiến cha mẹ bực mình. Khi đó, mẹ không có cách nào khác ngoài quát mắng con thật to. Đến tuổi đi học, những bài tập tưởng như đơn giản với mẹ, con làm không được, mẹ lại nóng tính, mất kiên nhẫn mà quát con:

 “Sao con ngốc vậy? Bài đơn giản thế cũng không làm được. Giảng đi giảng lại vẫn không hiểu?”

Câu nói ấy không giúp con hiểu bài nhanh hơn, con vẫn làm sai. Thời gian trôi qua, trẻsẽ hình thành mặc cảm nghiêm trọng, bắt đầu tự nghi ngờ bản thân, não bộ sẽ từ chối ghi nhận những kiến thức mới vào bộ nhớ, vì vậy thực sự “dốt” dần đi.

Mẹ càng quát to, con càng có những phản ứng tiêu cực

Mẹ càng quát to, con càng ngốc nghếch - 2

Một đứa trẻ khác, cũng bị ám ảnh bởi những lời quát mắng của mẹ. Mỗi lần cô bé làm sai, mẹ lại quát, thậm chí quát rất to, đến nỗi khiến con giật mình, hoảng sợ. Từ đó, con trở nên có những suy nghĩ tiêu cực, sợ hãi, chán ghét việc học,  thậm chí làm bài ngày một chậm hơn, vì một nỗi lo khi thấy kết quả sai, mẹ lại mắng tiếp.

Cha mẹ là những người đáng tin cậy nhất đối với con. Nếu từ nhỏ mẹ nói rằng “con dốt, con vô dụng”, trẻ sẽ nghiêm túc nghĩ rằng minhg thực sự vô dụng.

Theo thời gian, lời quát mắng của mẹ gây ra gánh nặng tâm lý cho con, có thể dẫn đến trầm cảm.

Mẹ càng quát to, con càng dối trá

Mẹ càng quát to, con càng ngốc nghếch - 3

Một số trẻ em, vì sợ lời quát mắng của cha mẹ mà dần trở nên thận trọng, luôn cố gắng tìm những điểm khiến bố mẹ hài lòng và làm những việc như vậy.

Để làm hài lòng cha mẹ, con không còn chạy nhảy, không nghịch phá, yêu thích học hành, làm học sinh giỏi…

Nghe qua có vẻ tốt đẹp. Tuy nhiên thực tế, đây là hành vi tự bảo vệ của đứa trẻ. Những đứa trẻ như vậy sẽ dễ dàng từ bỏ mong muốn bản thân cho những nhu cầu của người khác và sống một cuộc sống nhiều đau khổ, khó khăn.

Nhiều bậc cha mẹ khi về già thú nhận họ đã phải hối hận sau khi quát mắng và ép con sống theo ý bản thân.

Trong quá trình giáo dục trẻ em, cha mẹ cũng lớn lên cùng với con cái. Chỉ những cha mẹ có thể kiểm soát cảm xúc, ngừng nóng tính và la mắng, mới có thể giúp con phát triển trẻ em khỏe mạnh và hạnh phúc!

6 cách dạy dỗ của bố mẹ hóa ra lại khiến con bớt thông minh
Đừng để hành vi sai lầm của mẹ trở thành một công cụ cản trở sự phát triển trí tuệ của con.
Hạ Mây/SN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời