Tùy từng tính cách, việc so sánh có thể khiến con bi quan hoặc tiến bộ

Ngày 28/11/2022 10:35 AM (GMT+7)

Cha mẹ đừng tuỳ tiện so sánh con mình trong mọi hoàn cảnh, không phải đứa trẻ nào cũng thích hợp với phương pháp giáo dục này. 

Có lẽ trong chúng ta ai cũng đã từng bị cha mẹ mình so sánh với “con nhà người ta”. Sự so sánh này có lúc tốt, có lúc xấu, mãi cho tới khi trở thành bậc cha mẹ, nhiều người vô tình lặp lại y hệt những gì mình từng bị so sánh lúc nhỏ với con cái.

Nhiều cha mẹ xem việc so sánh con cái với những đứa trẻ khác là cách động viên để chúng chăm chỉ học hành hơn. Thế nhưng, không phải đứa trẻ nào cũng hiểu được điều này, thậm chí chúng có xu hướng muốn nổi loạn, chống đối lại cha mẹ.

Trong những ngày nghỉ, cô Lý (Trung Quốc) đưa con ra nước ngoài du lịch cùng với gia đình bạn mình. Con gái cô Lý là Nemo, thua con của bạn cô 2 tuổi là Lili. 2 đứa trẻ là bạn với nhau từ nhỏ nên rất thân thiết với nhau.

Lili là một cô bé ngoan ngoãn, được mọi người rất yêu mến. Tuy chỉ mới 6 tuổi nhưng cô bé có thể tự đọc rất nhiều sách tranh, truyện cổ tích. Ngược lại, Nemo không thể ngồi yên đọc sách như Lili được.

Trên máy bay, Lili chăm chú đọc sách còn Nemo không làm gì cả. Thấy vậy, cô Lý nói với con mình: “Con nhìn Lili đi, bạn ấy có thể đọc sách tiếng Anh được rồi đấy. Mẹ có mang theo cuốn sách này, con có thể ngồi đọc cùng với Lili”. Sau đó, Nemo lập tức mở cuốn sách ra và đọc một cách cẩn thận.

2 đứa trẻ ngồi chăm chú đọc sách khiến cô Lý cảm thấy được thư giãn, thoải mái khi không bị làm ồn. Cô Lý cảm thấy việc nhắc tới “con nhà người ta” rất đơn giản, tuy nhiên nó còn phục thuộc vào cách cha mẹ có sử dụng đúng cách hay không.

Những sai lầm khi cha mẹ thích so sánh con cái với người khác

Nếu cha mẹ dùng sai phương pháp giáo dục, nó sẽ dễ khơi dậy tâm lý chán ghét của trẻ, lâu dần trẻ sẽ nhận ra “con nhà người ta” vốn không tồn tại.

- Không bao giờ hài lòng

Con bạn đứng thứ 2 trong lớp, kết quả kiểm tra rất tốt nhưng bạn không hài lòng, ngay khi con về tới nhà thì liền nói: “Đừng có tự hào với thành tích hiện tại, chỉ là thứ 2 thôi mà, để xem cuối kỳ con thi cử như thế nào”.

Chỉ với một câu nói nhưng là thảm họa cảm xúc cho đứa trẻ, khiến chúng từ vui chuyển sang buồn rồi tức giận.

Tùy từng tính cách, việc so sánh có thể khiến con bi quan hoặc tiến bộ - 1

- Hay nghi ngờ

Điểm số của con bạn không tệ nhưng mỗi khi con cầm bảng điểm về, mặc dù trong lòng rất vui nhưng lại nói: “Sao điểm thi nay lại cao như vậy, con có gian lận không đấy, có chép bài của bạn không”.

Có lẽ bạn muốn trêu chọc con mình một chút nhưng trò đùa này không phù hợp. Trẻ đang vui vẻ nhưng có thể vì lời nói này mà cảm thấy mình không được tin tưởng và tôn trọng.

- Lúc nào cũng thích so sánh

Con bạn đã rất chăm chỉ để học một điệu nhạy, cuối cùng cũng có thể nhảy một đoạn mà không vấp nhưng bạn lại “tạt gáo nước lạnh”: “Hôm qua mẹ thấy con gái dì Trương ở tầng dưới nhảy bài này rất điêu luyện”. Nghe như vậy, đứa trẻ cảm thấy chán nản, chẳng muốn tập luyện nữa.

Tuổi thơ của nhiều đứa trẻ có những bóng đen tâm lý do thường xuyên bị cha mẹ đem ra so sánh với “con nhà người ta”. Mặc dù sự so sánh là điều không thể tránh khỏi trong xã hội nhưng việc sử dụng đúng cụm từ này có thể mang lại điều tích cực không ngờ.

Sử dụng cụm từ “con nhà người ta” sao cho đúng cách?

- Không phải đứa trẻ nào cũng thích hợp với phương pháp tạo động lực này

Mỗi đứa trẻ là những cá thể khác nhau, một số trẻ rất ghét khi bị cha mẹ so sánh kiểu này. Nếu đó là một đứa trẻ không quan tâm nhiều tới những thứ so sánh, có thể phương pháp này sẽ khơi dậy tinh thần cạnh tranh của con. Ngược lại, nếu bản tính của trẻ nhạy cảm, hay nghi ngờ bản thân, kém cỏi, việc sử dụng cách so sánh này sẽ khiến trẻ mất tự tin, ghét cha mẹ.

Tùy từng tính cách, việc so sánh có thể khiến con bi quan hoặc tiến bộ - 2

- Thiết lập thử thách

Nhà tâm lý học nổi tiếng Liên Xô Lev Semyonovich Vygotsky từng đề xuất một thuật ngữ gọi là “vùng phát triển gần”. Ông tin rằng, có 2 cấp độ phát triển ở học sinh. Một là cấp độ hiện tại, đề cập đến khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập của trẻ. Hai là cấp độ phát triển có thể, tức là tiềm năng có được thông qua hướng dẫn giảng dạy. Giữa 2 cấp độ này gọi là “vùng phát triển gần” hoặc “vùng thử thách”.

So với “vùng thoải mái”, nơi trẻ có thể dễ dàng hoàn mọi thứ, “vùng hoảng sợ” vượt quá khả năng của trẻ. Vì thế, “vùng thử thách” phù hợp khơi dậy tiềm năng phát triển của trẻ, tức trẻ có thể thử một điều gì đó ngoài khả năng của mình mà không sợ hãi.

Vì vậy, hình mẫu lý tưởng nhất chính là “con nhà người ta”.

Ví dụ, nếu đứa trẻ có xuất phát điểm thấp và đứng cuối trong bài kiểm tra, cha mẹ đừng so sánh nó với đứa trẻ đứng nhất lớp, bởi vì đứa trẻ sẽ không thể làm được điều đó trong một thời gian ngắn.

Ví dụ khác, nếu con bạn đứng thứ 3 trong kỳ thi, đừng nói kiểu “bạn A đứng nhất còn con chỉ đứng 3”. Thay vào đó, bạn có thể nói “con đứng thứ 3 trong kỳ thi lần này thật là tuyệt, mẹ nghĩ con cố gắng hơn chút nữa sẽ có khả năng đứng nhất”.

- Kịp thời đưa ra các phản hồi tích cực

Trên thực tế, có một số yếu tố khác gây ra tâm lý nổi loạn ở trẻ, đó là cha mẹ chỉ thấy con mình đầy lỗi, còn con nhà người ta thì hoàn hảo.

Khi thấy con mình tiến bộ, dù chỉ một chút cha mẹ cũng cần kịp thời phản hồi, không nên keo kiệt những lời khen. Hãy để trẻ thấy được bản thân cũng có nhiều ưu điểm, chỉ cần kiên trì là sẽ làm tốt hơn vào lần sau.

Tóm lại, nếu muốn con mình trở nên xuất sắc, trước tiên cha mẹ cần loại bỏ những sai lầm khi dạy con, hiểu đúng việc so sánh với người khác, khuyến khích trẻ hướng tới những mục tiêu cao hơn.

12 thói quen của cha mẹ khiến con cái dễ bắt chước
Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Mọi lời nói và hành động của cha mẹ đều tác động ít nhiều tới trẻ, khiến chúng rất dễ bắt chước theo.

Nuôi dạy con

Theo Phan Hằng (QQ)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi dạy con