Loại quả xưa chín rụng đầy gốc, giờ thành đặc sản hiếm có được chị em "săn lùng", 80.000/kg

K.T - Ngày 18/01/2022 19:00 PM (GMT+7)

Xưa loại quả này mọc dại đầy, được bao đứa trẻ “săn lùng” từ bìa núi cho đến ven đồng để bẻ một cành nhãn rừng chín vàng.

Nhãn rừng (hay còn gọi là nhãn dê) là loại cây bụi hoặc thân gỗ nhỏ, thường mọc dại nhiều nơi ở vùng quê, thậm chí trên vùng đất khô cằn. Chúng ra quả quanh năm, nhất là từ tháng 1 đến tháng 4. Quả ban đầu màu xanh, sau đó có màu đỏ rồi chuyển dần sang màu vàng óng khi chín. Đó cũng là lúc quả có vị ngọt dịu, thơm...

Quả ban đầu màu xanh, sau đó có màu đỏ rồi chuyển dần sang màu vàng óng khi chín.

Quả ban đầu màu xanh, sau đó có màu đỏ rồi chuyển dần sang màu vàng óng khi chín.

Xưa nhãn rừng mọc dại đầy, được bao đứa trẻ “săn lùng” từ bìa núi cho đến ven đồng để bẻ một cành nhãn rừng chín vàng. Thậm chí có đợt, nhãn rừng chín rộ, người dân không kịp ăn nên chín rụng đầy gốc.

 Giờ đây, khi điều kiện vật chất đủ đầy, nhãn rừng dần thưa bóng ở vùng quê. Song vì lí do nào đó, nó bỗng trở nên được ưa chuộng đến lạ. Người thành phố bắt đầu săn đón nó nhiều hơn nhưng để mua được thì không phải dễ.

Chị La Luyến (34 tuổi, Cao Bằng) cho biết tên dân tộc của nhãn rừng là Má Phong. Chúng có vị ngọt bùi hoàn toàn khác những loại nhãn khác. Đặc biệt cùi nhãn rừng mỏng, không dày như nhãn trồng, màu vàng óng. Ngoài ra vỏ nhãn cứng và dày, quả nhỏ hơn nhãn thường. Do đó người thưởng thức có thể dễ dàng phân biệt được.

Nhãn rừng có vị ngọt bùi hoàn toàn khác những loại nhãn khác. Đặc biệt cùi nhãn rừng mỏng, không dày như nhãn trồng, màu vàng óng.

Nhãn rừng có vị ngọt bùi hoàn toàn khác những loại nhãn khác. Đặc biệt cùi nhãn rừng mỏng, không dày như nhãn trồng, màu vàng óng.

“Thứ quả này không bán ở chợ hay các trang mạng xã hội bởi nó rất hiếm. Vào mùa chín, bà con dân tộc thiểu số phải vào rừng, trèo lên núi đá hái. Hơn cả, không phải cây nhãn nào cũng cho quả, có cây vài năm mới ra một lần. Cây nào sai thì được chừng 20-30kg”, chị La Luyến nói.

Cũng theo chị La Luyến, để gom được một mẻ nhãn bán, chị phải nhờ người quen đi chợ vùng quen mua lại hàng của bà con hoặc đặt cọc tiền trước vài tháng để đến mua người ta đi vào rừng hái cho. Khách mua của chị chủ yếu là người đã từng thưởng thức hương vị của loại quả này.

Chị La Luyến rao bán nhãn rừng với giá khá đắt đỏ, chừng 80.000 đồng/kg. Dù giá cao hơn so với các loại nhãn thông thường song rất nhiều người dám mạnh tay chi mua về thưởng thức trực tiếp hoặc ngâm rượu, làm cocktail cũng hợp.

Loại quả xưa có đầy trong rừng, giờ thành đặc sản được săn lùng vì công dụng tuyệt vời, 300.000/kg
Hiện chúng được rao bán trên các chợ mạng với giá cao ngất ngưởng, từ 280.000 – 300.000 đồng/kg.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương