Người làm truyền thông cho mặt hàng xa xỉ

Ngày 24/05/2022 16:00 PM (GMT+7)

“Truyền thông cho một sản phẩm đã khó, truyền thông cho mặt hàng xa xỉ khó khăn gấp bội. Người làm truyền thông ngoài năng lực chuyên môn, còn cần khả năng nắm bắt thị trường khó tính này.”

Bàn về vấn đề trên, anh Thái Công Thức - Marcom Manager chia sẻ: “Nhu cầu của giới siêu giàu không chỉ dừng lại ở sản phẩm dịch vụ đắt tiền, sang trọng, tiện ích hoàn hảo, mà còn ở tính riêng tư, mang đậm dấu ấn cá nhân. Ngoài những giá trị về tiền, thương hiệu thì truyền thông cho những nhãn hàng xa xỉ còn phải đáp ứng được các tiêu chí về tính thẩm mỹ, gu thưởng thức, mức độ tiện dụng, độ khan hiếm của sản phẩm trên thị trường. Đây luôn là những mặt hàng có liên quan trực tiếp đến trải nghiệm và cảm nhận của người dùng. Và đa phần truyền thông cho mặt hàng xa xỉ, siêu xa xỉ chính là sự tinh tế và hào nhoáng.”

Thái Công Thức - Marcom Manager tại Doson media

Thái Công Thức - Marcom Manager tại Doson media

Được biết, anh Thức đang là Marcom Manager tại Doson Media. Anh có kinh nghiệm truyền thông cho các mặt hàng xa xỉ, đặc biệt là dòng sản phẩm BĐS, thời trang…

Theo anh Thức: tiền bạc, của cải không phải là thứ để tạo nên chất thượng lưu, mà đó chỉ là điều kiện cần. Giới thượng lưu là tầng lớp phải có một mức sống cao, những người sở hữu các BST bất động sản cao cấp, siêu xe choáng ngợp và những món đồ xa xỉ bậc nhất thế giới. Họ không chỉ giàu có về của cải vật chất mà phải giàu về vốn sống, tri thức, khí chất, đi kèm với đó là phong thái với những chuẩn mực riêng.

Nhóm khách hàng cao cấp (hay còn gọi là khách hàng VIP) luôn là phân khúc quan trọng trong quảng cáo hàng xa xỉ, tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ nhưng mang lại tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận lớn. Truyền thông đến đúng nhóm khách hàng này cực kỳ khó, phải mất nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về lối sống, tâm lý, hành vi, và phải thường xuyên gia tăng trải nghiệm của họ. Anh Thức cho rằng truyền thông hàng hiệu phải đánh mạnh vào sự độc nhất, không dễ tìm thấy và không dễ sở hữu. Có thể kể đến thương hiệu điện thoại Vertu, đồng hồ Richard Mille, túi Hermès hay siêu xe Rolls-Royce... là những cái tên điển hình mang lại cảm giác “Only One” cho người sở hữu. Một ví dụ dễ hình dung, để có trong tay một chiếc túi Hermes Birkin, người mua phải đặt hàng trước, thậm chí đã có những chiếc túi phải mất đến 6 năm mới có thể đến tay người tiêu dùng. Hầu hết sản phẩm hàng hiệu thường được làm bởi các thợ thủ công lành nghề, và đắt đến mức chỉ những người siêu giàu mới có.

Chiếc túi Hermès Birkin mất khoảng 48h hoàn thành

Chiếc túi Hermès Birkin mất khoảng 48h hoàn thành

Anh Thức chia sẻ thêm: “Không quá ngạc nhiên nếu chúng ta bắt gặp những tiêu đề gây sốc trên các mặt báo, đánh mạnh vào số lượng giới hạn và tính độc bản của sản phẩm: chiếc đồng hồ bỏ túi giá “khủng” nhất hành tinh, áo đính kim cương đắt nhất châu Á, đôi giày 10 triệu đô… Những món đồ xa xỉ được chọn phải làm nổi bật được vị thế của giới nhà giàu và đem đến sự hài lòng tuyệt đối. Họ luôn sẵn lòng trả rất nhiều tiền để thụ hưởng sản phẩm thỏa mãn được các yếu tố trên. Hơn cả tiền bạc, sự sang trọng mà giới thượng lưu yêu thích đó chính là sự tinh tế. Sự sang trọng đến từ sự tinh tế sẽ khẳng định đẳng cấp của chủ sở hữu một cách khéo léo. Muốn vậy, một sản phẩm sang trọng phải chỉn chu trong từng đường nét. Đó chắc chắn là sản phẩm tuyệt vời, thỏa mãn yêu cầu của giới thượng lưu.”

Anh Thức: “Tôi thích Channel vì sự đơn giản nhưng sang trọng

Anh Thức: “Tôi thích Channel vì sự đơn giản nhưng sang trọng"

Không chỉ vậy, có thể nâng tầm giá trị của sản phẩm hàng hiệu bằng cách tận dụng nhiều yếu tố: di sản, xuất xứ, thủ công, sự khan hiếm... Sẽ rất hữu ích nếu bạn tạo ra được những câu chuyện bí ẩn xung quanh thương hiệu. Đơn cử như dòng nước hoa Le Labo đã biến đổi trải nghiệm mua hàng bằng câu chuyện sử dụng vô cùng tinh tế: Mỗi chai nước hoa Le Labo đều được pha bằng tay và tinh chế riêng trước mặt khách hàng. Gạn thủy tinh sau đó được ghi ngày tháng và tên của khách hàng được in trên nhãn. Sau khi về nhà, khách hàng phải bảo quản nước hoa trong tủ lạnh một tuần rồi mới sử dụng. “Biến sản phẩm hàng hiệu thành một tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô giá mà truyền thông chính là người kể chuyện” - anh Thức nhấn mạnh.

Thái Công Thức - Truyền thông cho thương hiệu BĐS xa xỉ

Thái Công Thức - Truyền thông cho thương hiệu BĐS xa xỉ

Trả lời cho câu hỏi anh có hay sử dụng hàng hiệu không, anh Thức nói: “Tôi đam mê làm truyền thông hàng hiệu nhưng hiếm khi sở hữu chúng. May mắn có dịp tiếp xúc với rất nhiều người giàu, họ chia sẻ với tôi về cách chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ, người quý trọng tiền sẽ luôn coi đấy như một khoản đầu tư, có người mua hàng hiệu vì chất lượng, vì trải nghiệm, vì sự tinh tế hay đơn thuần chỉ để đối tác đặt thêm niềm tin vào bản thân họ....”

Nguồn: [Tên nguồn].