Chuyện của những người phụ nữ cầm lái

Ngày 09/03/2016 10:00 AM (GMT+7)

Trong những năm gần đây, phụ nữ Việt học và cầm lái ngày càng tăng. Đến nay, ở các thành phố lớn, câu chuyện phụ nữ lái xe cũng chẳng còn là chuyện lạ nữa.

Trong khi nhiều người vẫn quen việc đằng sau tay lái luôn là cánh mày râu. Nếu hỏi lý do vì sao phụ nữ không nên lái xe, chắc chắn sẽ có những ý kiến cho rằng lái ô tô đòi hỏi người điều khiển phải có sức khỏe, mức độ tập trung cao và khả năng ứng biến tốt, nên không phù hợp với phụ nữ. Hay cũng sẽ có người trả lời đơn giản rằng “vì đó là việc của đàn ông” hay “nhìn không nữ tính”.

Trái với suy nghĩ đó, một nhóm không nhỏ các chị em cho rằng lái ô tô cũng là một cách thể hiện tính độc lập, sự năng động của mỗi người. Do vậy, nếu có điều kiện và kỹ năng phù hợp, vì sao phụ nữ lại không thể chủ động lái xe?

Khi nhìn lại lịch sử từ hàng trăm năm trước, người cầm lái ô tô đường dài đầu tiên trên thế giới chính là một phụ nữ. Vào tháng 8 năm 1888, Bertha Benz (vợ của Karl Benz – đồng sáng lập hãng xe Mecerdes - Benz danh tiếng) đã thành công lái xe từ Mannheim về Pforzheim để về thăm mẹ trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Đó chính là chuyến đi ô tô dài đầu tiên trên lịch sử toàn nhân loại.

Không những thế chuyến đi vòng quanh thế giới bằng ô tô đầu tiên cũng được thực hiện bởi một người phụ nữ. Vào ngày 25 tháng 05 năm 1927, Clara Eleonore Stinnes đã khởi động chuyến đi của mình. Ngoài ra, người đầu tiên có bằng lái xe hơi cũng là một người phụ nữ, bà Duchess Anne d’Uzès nhận bằng lái vào ngày 22 tháng 3 năm 1900.

Thấu hiểu được những đặc trưng trong cuộc sống của người phụ nữ; chính vì thế, với Uber, “phái đẹp” Việt Nam giờ đây không chỉ có cơ hội mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, mà còn góp phần giúp phá bỏ những định kiến giới về nghề nghiệp. Mô hình hoạt động độc đáo của Uber hỗ trợ những tài xế đối tác có thể linh hoạt trong thời gian làm việc, chủ động tạo lịch trình hoạt động trong ngày để có thêm thời gian cho bản thân, gia đình và những người thân yêu.

Qua cuộc trò chuyện ngắn với tài xế Kim Ánh, có thể dễ dàng nhận thấy những lợi ích mà Uber mang lại, nhất là với các nữ tài xế - những người vẫn luôn đặt gia đình lên trên hết. “Kinh nghiệm hơn 10 năm lái taxi, chạy khắp đường phố Sài Gòn từ sáng đền tối là cuộc sống của mình. Bạn bè hay trêu chọc cái số bà Kim Ánh là chân đi, thân đàn bà mà tính đàn ông nên có ở nhà được đâu. Vậy đó, nhưng khi nhà phát hiện mẹ bị bệnh nặng, mổ 1 ca, hoá trị 2 toa, xạ trị tiêm 23 mũi, di chuyển đi lại vô cùng khó khăn, mình quyết định ngay gia đình là trên hết. Nên mặc dù công việc tài xế từ sáng đến tối là một phần của cuộc sống mình, gia đình mới là giá trị thực sự của cuộc đời mình. Và mình chuyển sang Uber ngay sau đó vì sự linh hoạt và không ràng buộc về thời gian." – chị Kim Ánh chia sẻ.

Chuyện của những người phụ nữ cầm lái - 1

Chị Nguyễn Thị Quỳnh – một tài xế đối tác lâu năm với Uber cũng chia sẻ: “Ngày trước mình bán hàng ăn. Ngày nào cũng sáng sớm đến tối mịt mới về, thời gian chăm lo cho gia đình chẳng có nhiều. Chồng mình cũng đi công tác cả tháng trời, nên cả hai vợ chồng đều không còn thời gian chăm sóc và đưa đón cháu đi học. Nên mình quyết định bỏ hàng ăn không làm nữa, ở nhà một thời gian để có thể chăm sóc gia đình nhiều hơn, và chồng không cho mình đi làm giúp việc thuê. Cơ duyên thế nào, chồng đăng ký cho mình làm Uber! Tối vẫn có thời gian về nấu cơm đón con, mà tiền vẫn đủ để trang trải dần các khoản nợ ngày xưa… Lái xe có gì đâu, nam hay nữ lái thì cũng đều như nhau, ở trên xe vẫn 10 tiếng/ngày, nhưng nữ giới chắc chắn là sẽ được yêu mến hơn rồi!”

Chuyện của những người phụ nữ cầm lái - 2

Có thể thấy, với nỗ lực thực hiện cam kết của mình, Uber đã góp phần tạo dựng một số lượng lớn việc làm với nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là đối với nữ giới. Hi vọng với nền tảng công nghệ mà Uber mang lại, những nữ tài xế có thể làm chủ cuộc sống của mình.

Nguồn: [Tên nguồn].