2 hành động người khôn ngoan tránh xa, kẻ dại không biết đang tự hủy chính mình

Bảo Anh. - Ngày 15/05/2023 12:16 PM (GMT+7)

Vì bị đối xử bất công, sự oán hận trong lòng khiến họ chọn từ bỏ sự trưởng thành của mình, khuất phục trước năng lượng tiêu cực đang kéo họ đi xuống và chung sống với sự tiêu cực đó. 

1. Cây táo tự đánh bại mình

Có cây táo nọ sau vài năm được vun trồng cuối cùng đã đơm hoa kết trái. Khi ra được 10 quả, người ta đem hái đi 9 quả và để lại cho cây táo 1 quả. Chứng kiến điều này, cây táo rất tức giận nên đã tự chặn đường phát triển của mình và không chịu lớn. 

Năm thứ hai, nó chỉ cho 5 quả, người ta đem hái 4 quả và để lại 1 quả ở cây. Thấy năm ngoái mình chỉ nhận được 10% thành quả, năm nay đã thành 20%, táo ta ưng ý lắm. Nó cảm thấy rất hài lòng về quyết định của mình.

Bạn có thể nhìn thấy câu chuyện này ở rất nhiều nơi, từ trong công việc đến cuộc sống riêng. Một số người trẻ mới ra trường rất hăng hái, chăm chỉ và năng nổ. Họ nỗ lực hết mình đóng góp cho công ty nhưng khi sự ghi nhận chưa thực sự xứng đáng hoặc cấp trên chỉ quan tâm bằng lời nói mà không thể hiện bằng sự cất nhắc, họ thấy mình giống như cây táo kia, chỉ được hưởng một phần nhỏ thành quả mà bản thân tạo ra, phần lớn đều bị người khác ngồi không mà lấy. Trong lòng họ lúc này chỉ có cảm giác rất mất cân bằng.

Vì vậy, họ chọn cách tự hủy chính mình, không chịu lớn lên. Mỗi ngày đi làm, họ chỉ thực hiện đúng phần việc của mình, không hơn không kém, chẳng khác nào như một chiếc bóng vật vờ. Họ tự đắc, cho rằng bản thân đã rất sáng suốt khi không để ai khác cướp công của mình.

2 hành động người khôn ngoan tránh xa, kẻ dại không biết đang tự hủy chính mình - 1

2. Dùng sự trì hoãn để "tự hủy" mình 

Trên thực tế, không chỉ ở nơi làm việc, nhiều người sẽ có những hành vi "tự hủy", không chịu trưởng thành như vậy. Ngay cả trong gia đình chúng ta, những hành vi "tự hủy" như vậy cũng dễ xảy ra.

Liên đã làm nghiên cứu sinh được 3 năm rưỡi. Nhiều bạn bè cùng lớp đã có bằng tiến sĩ nhưng cô quyết định lùi thời hạn bảo vệ luận án thêm một năm. Cô đã nghiên cứu và tìm tòi rất nhiều, cũng lên dàn ý cho luận án của mình nhưng chỉ có thể bắt đầu viết một cách miễn cưỡng. Càng trì hoãn, cô càng trở nên lo lắng nhưng vẫn không thể hành động. 

Luận án tiến sĩ là điều không hề dễ dàng, nhưng với Liên, trở ngại thực sự trong quá trình viết luận án của cô là sâu trong tiềm thức, cô rất sợ tốt nghiệp, sợ sau khi đi làm sẽ phải gánh quá nhiều áp lực trên vai. Khi bắt đầu làm nghiên cứu sinh, cha mẹ đã nói với cô: "Cha mẹ đã bỏ ra không ít tiền để đầu tư cho con. Giờ đây con là người có triển vọng nhất trong gia đình. Chúng ta sau này sẽ đều là dựa vào con cả". Nhiều họ hàng ít khi gặp cũng gửi lời nhắn đến Liên: "Chúng ta đã bế bồng cháu ngày xưa đấy. Sau này thành đạt đừng quên cội nguồn của mình nhé!"

Liên từ nhỏ đã là đứa trẻ ngoan ngoãn nhất làng. Cô nhìn thấy những khó khăn, vất vả của cha mẹ và luôn thấy biết ơn vì những gì họ đã dành cho mình. Khi bạn bè cùng trang lứa vui chơi trong những ngày nghỉ, Liên chọn ở nhà giúp đỡ cha mẹ và hướng dẫn các em học hành. 

Sau này, Liên thi đậu đại học và sau đó là thạc sĩ, tiến sĩ ở các thành phố lớn. Cha mẹ thường xuyên gọi điện và nhắn cô phụ giúp gia đình. Liên chưa có công việc toàn thời gian nhưng nhờ vào học bổng và vài công việc làm thêm, sau khi chi tiêu tiết kiệm cô cũng có chút dư dả để gửi tiền về nhà.

Nhưng nhu cầu của cha mẹ, anh chị em, họ hàng khiến cô cảm thấy như một lỗ hổng lớn không bao giờ lấp đầy được. Cách đây ít hôm, mẹ lại gọi điện nói muốn Liên tặng dì chút tiền nhân ngày sinh nhật vì ngày nhỏ dì đã chăm sóc cô không ít ngày. Trong đầu Liên thường hiện lên những tưởng tượng về tương lai, sau khi cô nhận bằng và có công việc tốt, sẽ là rất nhiều người chờ đợi mỗi khi cô lấy lương. Hình ảnh này khiến cô sợ hãi đến mức trì hoãn việc viết luận văn. Tiềm thức của cô đang dùng sự trì hoãn để chống lại sự đối xử bất công của gia đình. Cô nghĩ rằng: “Nếu tôi không viết luận văn, tôi sẽ không thể tốt nghiệp, không đi làm toàn thời gian, không có thu nhập cao, đồng nghĩa với không bị xin xỏ."

2 hành động người khôn ngoan tránh xa, kẻ dại không biết đang tự hủy chính mình - 2

3. Chặn đường tương lai bằng sự u uất 

Là một câu chuyện khác về người phụ nữ tên Lương. Cô kết hôn và sinh con không lâu sau khi tốt nghiệp đại học. Chồng cô hơn cô 10 tuổi, thu nhập không phải cao nhưng là người rất có trách nhiệm và hướng về gia đình. Lương cứ nghĩ, cuộc sống của mình sẽ cứ như vậy mà trôi qua êm đềm.

Không ngờ khi con được 2 tuổi thì chồng cô bắt đầu nghiện rượu. Sau giờ làm, anh thường xuyên ra ngoài rồi về nhà trong tình trạng say khướt. Anh cũng tiêu gần những gì kiếm được, số còn lại không thể đủ để cô chi tiêu cho gia đình. Không còn cách nào khác, Lương nhờ mẹ chăm sóc con nhỏ để ra ngoài làm việc. Cô bắt đầu từ vị trí bán hàng thấp nhất, sẵn sàng chịu đựng mọi thử thách, khó khăn. Sau hơn 1 năm, cô trở thành trưởng nhóm quản lý 10 người, có mức thu nhập khá.

Tuy nhiên, chứng nghiện rượu của chồng cô ngày càng trầm trọng. Mỗi ngày sau giờ làm việc, anh lại ra ngoài ăn uống với nhóm bạn, không những tiêu hết tiền lương mà còn thường xuyên lấy trộm tiền của Lương để tiêu xài hoang phí. Lần nào nghe vợ thuyết phục bỏ rượu, anh cũng hứa hẹn rất nhiều nhưng rồi đâu lại vào đó. Vì lý do này, cả hai thường xuyên cãi vã và xảy ra mâu thuẫn triền miên.

Có lần, chồng cô uống rượu lái xe đâm một người bị thương. Liên đã phải chạy vạy một số tiền lớn để nhanh chóng bồi thường, không để sự việc thêm lớn. Cô cảm thấy rất đau khổ và tức giận, tại sao cô phải khổ sở làm việc cho cái gia đình này, trong khi chồng cô được ăn uống chơi bời, thậm chí còn gây ra nhiều rắc rối cho vợ. 

Trái tim cô bị sự bất công gặm nhấm và cô rất đau đớn. Sau đó, cô bị ốm nên xin nghỉ phép 1 tuần. Khi các triệu chứng đã đỡ hơn, cô vẫn không thể đứng dậy, đúng hơn là không muốn dậy. Ccô không muốn đối mặt với mọi thứ trong cuộc sống của mình. Cô đang suy sụp.

Lương nằm trên giường bất động, hai mắt trống rỗng. Cô không đánh răng, không rửa mặt, cũng không quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh. Điều cô nghĩ trong lòng là: “Mình không muốn làm việc nữa. Tại sao mình phải cố gắng như vậy? Mình không muốn nỗ lực bởi dù có nỗ lực thế nào cũng vô ích. Mình có kiếm được tiền thì cũng cuộc sống cũng đâu thay đổi gì. Cứ như vậy đi, tất cả cùng nhau đi xuống!"

Mặc dù Liên và Lương gặp phải những khó khăn khác nhau trong cuộc sống nhưng họ đều đã đưa ra lựa chọn giống như cây táo, chiến đấu chống lại sự bất công trong cuộc sống bằng cách từ bỏ chính mình, chẳng khác nào "giết địch một ngàn, tổn hại tám trăm". Họ đang dùng sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình. Vì bị đối xử bất công, sự oán hận trong lòng khiến họ chọn từ bỏ sự trưởng thành của mình, khuất phục trước năng lượng tiêu cực đang kéo họ đi xuống và chung sống với sự tiêu cực đó. 

2 hành động người khôn ngoan tránh xa, kẻ dại không biết đang tự hủy chính mình - 3

Trên thực tế, cả hai người này đều có những lựa chọn khác. Cây táo kia hoàn toàn có thể tiếp tục phát triển và ra ngày càng nhiều quả hơn. Nếu năm thứ 2 cây ra được 100 quả và nhận về được 10 quả; năm thứ 3 cây ra được 1.000 quả và giữ được 100 quả thì nó đã nhận được nhiều hơn 90 quả so với năm trước.

Trên thực tế, hiện tại cây táo thu được bao nhiêu trái không phải là điều quan trọng nhất mà là nó đã không từ bỏ chính mình, không từ bỏ sự phát triển của bản thân. Miễn là nó tiếp tục phát triển, một ngày nào đó, rễ của cây táo sẽ cắm sâu vào lòng đất, cành và lá của nó sẽ vươn cao hơn lên bầu trời xanh và nó phát triển thành một cái cây lớn. 

Nếu Liên chọn tiếp tục phát triển, cô ấy làm việc chăm chỉ để hoàn thành luận án tiến sĩ, tốt nghiệp và kiếm được một công việc lương cao, cô ấy sẽ phát triển và trưởng thành, đồng thời có nhiều tự do và lựa chọn hơn. Cô ấy có thể dành 5%-8% thu nhập của mình để báo hiếu cha mẹ hoặc cung cấp cho họ những nhu yếu phẩm cơ bản. Dù thế nào đi chăng nữa, cuộc sống của chính cô ấy vẫn có thể trở nên tốt đẹp hơn.

Nếu Lương lựa chọn tiếp tục phát triển, tiếp tục làm việc chăm chỉ tại nơi làm việc và không ngừng trưởng thành, cô ấy cũng sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Cô có thể chấm dứt cuộc hôn nhân của mình, sống hạnh phúc với mẹ và con nhỏ. 

Cả hai người họ đều mắc phải một sai lầm chết người, không dám kiên quyết cự tuyệt những "kẻ hút máu" mình, không dám thiết lập ranh giới lành mạnh, không dám chạy trốn mà lại "tự hủy" mình. Tuy nhiên, người bị tiêu diệt đầu tiên chỉ có thể là chính họ. 

Vì vậy hãy nhớ rằng, có thể bạn có một xuất thân gia đình không tốt hoặc một người bạn đời không tốt, ai đó luôn chèn ép bạn, làm tổn thương bạn, khiến bạn đau khổ, tức giận và cảm thấy không công bằng, đừng từ bỏ chính mình, đừng từ bỏ sự trưởng thành của bản thân. Hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ để trưởng thành, có dũng khí để lựa chọn rời đi, dũng khí để từ chối những đòi hỏi và sự chèn ép của họ, từ chối những tổn hại mà họ mang đến cho bạn.

Dễ dàng nhất là từ bỏ đấu tranh và rơi vào bóng tối. Quá trình leo lên sẽ đầy khó khăn nhưng hy vọng bạn sẽ luôn chọn trưởng thành và tiến về phía mặt trời. Điều quan trọng nhất là sống cho chính mình và phát huy sức mạnh của bản thân. Một ngày nào đó, bạn sẽ phát triển và trở thành cây cao, không còn bận tâm bởi những gì kéo bạn xuống khi trước. 

Không phải ông trời hay số mệnh, đây mới là điều quyết định may mắn của bạn
Một người sợ mất đi luôn nắm chặt bàn tay. Nhưng chỉ khi bạn mở rộng bàn tay, bạn mới có thể nắm bắt được mọi điều may mắn trên thế giới.

Bài học cuộc sống

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống