5 cách giúp bạn vực dậy tâm trạng của người khác mà không cần đưa ra lời khuyên

Bảo Anh. - Ngày 06/11/2020 18:36 PM (GMT+7)

Tự mình đưa ra những quyết định trong lúc khó khăn chính là cách để chúng ta trưởng thành. Chỉ có người ấy mới thực sự biết được toàn bộ tình hình của mình để có thể đưa ra lựa chọn cuối cùng hợp lý nhất. Những gì ta biết, họ giãi bày cho ta chỉ là phần nổi của tàng băng cá nhân.

Khi bạn bè thân thiết, người trong gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, chúng ta thường nghĩ cách để có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất cho họ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều tốt nhất bạn nên làm không phải là bảo họ phải làm gì.

Tự mình đưa ra những quyết định trong lúc khó khăn chính là cách để chúng ta trưởng thành. Chỉ có người ấy mới thực sự biết được toàn bộ tình hình của mình để có thể đưa ra lựa chọn cuối cùng hợp lý nhất. Những gì ta biết, họ giãi bày cho ta chỉ là phần nổi của tàng băng cá nhân.

Dưới đây là 5 cách để bạn vực dậy tinh thần của người khác mà không cần đưa ra lời khuyên trực tiếp cho họ.

1. Lắng nghe chân thành

5 cách giúp bạn vực dậy tâm trạng của người khác mà không cần đưa ra lời khuyên - 1

Khi ai đó gặp khó khăn, sự hiện diện của bạn có thể là nguồn động viên rất lớn đối với người ấy. Đôi khi, những điều họ cần không phải là lời khuyên, bảo họ phải làm sao, hành động như thế nào. Những điều họ cần chỉ là một người ngồi bên cạnh, lắng nghe và giữ im lặng.

Nhiều người nghĩ rằng, đưa ra lời khuyên sẽ là cách tốt nhất để đối phương cảm thấy tâm trạng tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế là không phải ai gặp vấn đề cũng tìm đến người khác để xin lời khuyên nhưng ai cũng sẽ nhẹ lòng hơn, thoải mái hơn khi có người để chia sẻ. Hãy để họ biết rằng, bạn vẫn sẽ luôn ở đây, bên họ và lắng nghe họ khi họ cần.

2. Kể về một tình huống tương tự

Thay vì đưa ra lời khuyên trực tiếp, bạn có thể kể một câu chuyện ngắn mà bạn biết hoặc đã từng trải qua (không phải là bí mật của người khác) và có tình huống tương tự.

“Tớ muốn kể cậu nghe về những điều tớ đã trải qua năm đại học thứ nhất….”

Bằng cách này, bạn không cần đưa ra lời khuyên nào mà vẫn có thể giúp đối phương cảm thấy ổn hơn, có cái nhìn nhiều chiều hơn để đưa ra được quyết định đúng đắn.

Emily Dickinson đã viết rằng: “Hãy nói sự thật, nhưng bằng cách khéo léo”. Câu chuyện của bạn có thể được minh họa thêm vài chi tiết cho phù hợp song đừng để nó quá đà hay khiến đối phương có thể nhận ra đó không phải là sự thật.

3. Cung cấp một góc nhìn khác

5 cách giúp bạn vực dậy tâm trạng của người khác mà không cần đưa ra lời khuyên - 2

Nếu bạn của bạn đang mắc kẹt, không nhìn thấu được vấn đề, hãy giúp họ mở rộng tầm nhìn, có được những góc nhìn khác về vấn đề đó.

“Tớ nghĩ mình có thể nhìn chuyện đó từ cách này…”

Khi bạn là người ngoài cuộc, bạn sẽ có những góc nhìn mà người trong cuộc lúc rối bời khó lòng có được. Bạn cũng có thể mở rộng góc nhìn của họ bằng cách chỉ ra hậu quả của những hành động họ định làm.

“Đó là một ý tưởng tốt ở hiện tại nhưng cậu sẽ thế nào sau 1 tuần nữa? 1 tháng nữa? thậm chí là 1 năm nữa?”.

Và cuối cùng, hãy thể hiện sự đồng cảm với người ấy và nhắc họ rằng mọi chuyện sẽ sớm trôi qua mà thôi.

4. Để họ thể hiện cảm xúc

Không có gì là xấu hổ khi bạn đã lớn mà vẫn khóc, bất kể bạn là đàn ông hay phụ nữ. Ai cũng có những lúc khó khăn, yếu lòng và khóc cũng là một cách để giải tỏa tâm trạng.

Hãy giúp bạn mình được thể hiện cảm xúc thật. Hãy nói với họ rằng cứ khóc khi buồn và điều đó không có gì sai hết. Những lời khuyên như “Đừng khóc nữa”, “Chuyện đâu kinh khủng thế”… chỉ khiến đối phương cảm thấy khó khăn và tủi thân hơn mà thôi. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng, sau khi được thể hiện cảm xúc thật của mình, họ sẽ nhanh chóng lấy lại bình tĩnh hơn.

5. Động viên tinh thần bằng những câu hỏi

5 cách giúp bạn vực dậy tâm trạng của người khác mà không cần đưa ra lời khuyên - 3

Bạn của bạn đang ở trong trạng thái cảm xúc tệ? Hãy giúp bạn ấy cảm thấy tốt hơn bằng việc đưa ra những lời động viên.

Bạn có thể đưa ra những câu hỏi như: “Điều gì khiến cậu thấy tự hào nhất về bản thân mình?”, “Điều gì là thực sự quan trọng đối với cậu?”, “Cậu muốn trở thành người như thế nào?”…

Thay vì trực tiếp nói rằng họ tốt và giỏi thế nào, những câu hỏi như này sẽ giúp họ được nói ra những giá trị khiến họ có được ngày hôm nay. Đây là một cách để bạn khích lệ tinh thần của đối phương, giúp họ tự tìm ra được câu trả lời mà mình đang đi tìm.

Đồng thời, hãy đặt ra câu hỏi “ Tôi có thể giúp cậu bằng cách nào ?” để bạn bè cảm nhận được thành ý của bạn, cho họ có chỗ dựa vững chắc hơn. Tuy nhiên, đừng lấn quá sâu vào mà hãy để bạn của bạn tự giải quyết vấn đề.

Đừng nói xin lỗi trong 8 tình huống này, đây mới là cách xử lý khôn ngoan
Nói lời xin lỗi trong mọi trường hợp là điều nhiều người cho rằng thể hiện lịch sự mà không biết rằng đôi khi nó sẽ khiến ta đánh mất dần sự tự tin.
Bảo Anh. (Theo Psychologytoday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

"Tạm biệt búp bê thân yêu/ Tạm biệt gấu Misa nhé/ Tạm biệt thỏ trắng xinh xinh/ Mai tôi vào lớp 1 rồi/ Nhớ lắm, quên sao được, trường mầm...

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh