6 dấu hiệu chứng tỏ bạn cần nói “không” thường xuyên hơn

Bảo Anh. - Ngày 03/10/2022 12:00 PM (GMT+7)

Bạn có cảm thấy bản thân quá tải, kiệt sức hay bực bội không? Bạn có đấu tranh tư tưởng để nói lời từ chối không? Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn cần vạch ra ranh giới rõ hơn, nói “không” thường xuyên hơn.

Nghe audio
0:00
0:00

Dấu hiệu bạn cần ranh giới tốt hơn

6 dấu hiệu chứng tỏ bạn cần nói “không” thường xuyên hơn - 1

A liên tục cảm thấy choáng ngợp trước tất cả những gì cô ấy phải làm. Mỗi ngày chỉ có 24 giờ mà cô lại có quá nhiều việc phải làm, từ chăm sóc gia đình, công việc, đối nội đối ngoại tới những sự kiện cộng đồng mà cô ấy muốn tham gia. Thời gian dành cho việc chăm sóc bản thân dường như là điều gì đó quá xa xỉ.

A không muốn làm mọi người thất vọng nên dù mệt, cô vẫn cố gắng đồng ý với mọi lời đề nghị, yêu cầu cũng như mời mọc. Và rồi khi không thể hoàn thành như những gì ai đó đã mong, cô lại cảm thấy hết sức tội lỗi.

Bạn có thấy mình trong hình ảnh cô gái tên A không? Có lẽ bạn cũng cảm thấy bị căng thẳng và dường như không bao giờ có đủ thời gian. Điều cần làm ở đây chính là đặt ra ranh giới. Bạn sẽ sớm thoát khỏi cảm giác quá tải, khó chịu với danh sách cả tá việc cần làm phía trước. Tuy nhiên, việc nói “không” với nhiều người lại không dễ dàng gì.

Tại sao nói “không” lại khó?

Nếu bạn phải đấu tranh để có thể nói không, hãy dừng lại một phút và nghĩ về lý do tại sao điều này lại khiến bạn khó xử. Có lẽ là do bạn:

- muốn được mọi người thích

- muốn giúp đỡ

- muốn là người dễ tính, dễ chịu

- không muốn làm ai đó thấy thất vọng

- cảm thấy mơ hồ, không chắc chắn về các ưu tiên, mục tiêu hoặc sở thích của bạn

- cảm thấy tội lỗi, nghĩ rằng mình nên đặt người khác lên trên bản thân

- muốn chứng tỏ bản thân

- sợ bỏ lỡ cơ hội

- nghĩ rằng thật thô lỗ, ích kỷ khi nói không

Khi bạn hiểu được lý do tại sao việc nói “không” lại khó khăn với mình, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc thay đổi và đặt ra ranh giới rõ ràng. Khi bạn luôn cố làm hài lòng mọi người, không biết nói lời từ chối, bạn đang bỏ qua nhiều điều quan trọng trong cuộc sống của mình như sức khỏe, gia đình và các mối quan hệ khác.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn cần nói “không” thường xuyên hơn

6 dấu hiệu chứng tỏ bạn cần nói “không” thường xuyên hơn - 2

- Bạn kiệt sức, thấy mình làm việc quá sức.

- Bạn không có thời gian, năng lượng hay tiền bạc cho những thứ quan trọng nhất.

- Chất lượng công việc của bạn đang giảm sút.

- Bạn không thực hiện được hết lời hứa.

- Bạn thường xuyên cảm thấy tức giận hoặc bực bội.

- Sức khỏe của bạn (cả thể chất và tinh thần) đang bị ảnh hưởng.

Khi bạn cố nói “có” quá mức, bạn đang làm cạn kiệt thời gian, năng lượng và tiền bạc của mình. Tất cả chúng đều là hữu hạn nên khi bạn nói “có” một cách bừa bãi, thiếu cân nhắc, bạn sẽ không có đủ nguồn lực để đầu tư vào những người và những hoạt động có ý nghĩa nhất đối với mình.

Và đương nhiên, khi chúng ta rơi vào trạng thái làm việc quá sức và căng thẳng quá mức, chất lượng công việc của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta chỉ có thời gian và năng lượng có hạn nên ôm đồm nhiều việc có thể gây phản tác dụng. Hãy tự hỏi mình, liệu làm 3 điều tốt và 6 điều trung bình, cái nào hơn?

Đôi khi, những điều chúng ta nói “có” không phải là những điều chúng ta muốn làm. Chúng không phải là điều cần ưu tiên hoặc những thứ phù hợp với mục tiêu và giá trị của chúng ta. Điều đó khiến chúng ta có thể cảm thấy không hài lòng với mình vì đã không làm những việc giúp bản thân được thúc đẩy động lực cũng như kích thích năng lượng.

Chúng ta cũng có thể cảm thấy tức giận và bực bội vì nhu cầu không được đáp ứng. Khi không có ranh giới, chúng ta có nguy cơ bị người khác lợi dụng lòng tốt và ngược đãi chúng ta.

Sức khỏe của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng nếu bạn không biết nói lời từ chối, luôn đồng ý với mọi yêu cầu. Khi bận rộn và căng thẳng, chúng ta có xu hướng hy sinh việc chăm sóc cơ bản dành cho bản thân mình (ngủ đủ giấc, chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục), thậm chí tìm đến rượu, đường, caffeine… khiến chúng ta mệt mỏi hơn, căng thẳng và không được thỏa mãn.

Khi bạn bắt đầu nói “không”, bạn sẽ lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình. Bạn cảm thấy được trao quyền, thỏa mãn và khỏe mạnh hơn. Lời từ chối nói ra không phải dễ dàng nhưng đó là một kỹ năng quan trọng mà ai cũng cần học.

10 cách từ chối khéo léo giúp người cả nể nhất cũng có thể nói không
Nhiều người chọn cách cố gắng chấp nhận yêu cầu của người khác để tránh xảy ra xung đột hay sứt mẻ tình cảm. Tuy nhiên những cái gật đầu một cách miễn...

Tư duy thông minh

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh