7 câu hỏi là dấu hiệu nhận ra người thiếu sự đồng cảm, thấu hiểu

Bảo Anh. - Ngày 18/06/2024 19:00 PM (GMT+7)

Có một ranh giới mong manh giữa tò mò và vô cảm. Đôi khi, mọi người đặt câu hỏi mà không nhận ra tác động họ có thể gây ra đối với người khác. Vấn đề không phải lúc nào cũng nằm ở giọng điệu hay ý định mà nằm ở chính câu hỏi. Nếu ai đó hay hỏi 7 câu hỏi dưới đây, có thể họ đang thiếu sự đồng cảm và thấu hiểu.

1. “Tại sao bạn không thể vượt qua?”

Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những tình huống khó khăn trong cuộc sống và với mỗi người, quá trình giải quyết lại có sự khác biệt. Khi ai đó hỏi “Tại sao bạn không thể vượt qua?”, nó có thể bị coi là thiếu nhạy cảm.

Mặc dù người hỏi có thể không có ý định xấu nhưng câu hỏi này đang đang đánh giá thấp sự phức tạp của cảm xúc và trải nghiệm gắn liền với một tình huống. Nhớ rằng, mỗi chúng ta đều cần có khoảng thời gian riêng để chữa lành và xử lý. Sẽ tốt hơn khi chúng ta thừa nhận sự thật này và tạo ra không gian cho người đó chia sẻ cảm xúc. 

2. “Bạn không nghĩ mình đang phản ứng thái quá sao?”

7 câu hỏi là dấu hiệu nhận ra người thiếu sự đồng cảm, thấu hiểu - 1

Giữa khoảnh khắc xúc động, một câu hỏi “Bạn có nghĩ mình đang phản ứng thái quá không?” có thể khiến người nghe thấy như mọi cảm xúc của mình bị vô hiệu hóa. Họ cảm thấy bản thân không được thấu hiểu, tổn thương vì bị bác bỏ. Rõ ràng là bạn tôi đã không hiểu được nỗi đau và sự rối loạn sâu sắc của tôi.

Điều quan trọng cần nhớ là tất cả chúng ta đều trải qua những cảm xúc khác nhau, đặc biệt là trong những lúc đau khổ. Thay vì đặt câu hỏi về phản ứng của ai đó, việc đưa ra sự hỗ trợ và thấu hiểu có thể giúp ích hơn rất nhiều.

3. “Tại sao bạn luôn nhạy cảm như vậy?”

Nhiều người sử dụng câu hỏi này trong trường hợp không hiểu về cách phản ứng với tình huống của người khác. Tuy nhiên, họ không biết rằng sự nhạy cảm không chỉ liên quan đến cảm xúc mà còn liên quan đến cách bộ não chúng ta xử lý thông tin.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 20% ​​​​dân số là những người rất nhạy cảm, có phản ứng cao hơn trước các kích thích. Điều này có nghĩa là phản ứng cảm xúc của họ có thể mạnh mẽ hơn hoặc thường xuyên hơn so với những người khác.

Câu hỏi “Tại sao bạn luôn nhạy cảm như vậy?” có thể khiến người nghe cảm thấy bị đánh giá vì điều vốn là một phần cơ bản trong tính cách của họ. Thay vì đặt câu hỏi về sự nhạy cảm, chúng ta hãy cố gắng hiểu và tôn trọng những phản ứng cảm xúc của họ.

4. “Không phải đã đến lúc bạn phải bước tiếp sao?”

7 câu hỏi là dấu hiệu nhận ra người thiếu sự đồng cảm, thấu hiểu - 2

Cuộc sống không phải là một cuộc đua và mỗi chúng ta đều tiến bộ theo tốc độ riêng của mình. Khi ai đó hỏi, “Không phải đã đến lúc bạn phải bước tiếp sao?”, nó hàm ý rằng có một mốc thời gian nhất định mà đối phương phải giải quyết các vấn đề hoặc cảm xúc cá nhân.

Cho dù đó là một cuộc chia ly, sự mất mát hay bất kỳ sự kiện thay đổi nào trong cuộc đời, hãy nhớ rằng mọi người đều có tốc độ hồi phục của riêng mình. Việc áp đặt một mốc thời gian có thể tạo thêm áp lực không cần thiết và có thể khiến người đó cảm thấy bị hiểu lầm hoặc bị phán xét.

Thay vì thúc ép ai đó "bước tiếp", sẽ tuyệt vời hơn khi chúng ta dành cho họ sự hỗ trợ và kiên nhẫn, cho họ thời gian cần thiết để chữa lành và tiến bộ theo tốc độ của riêng họ.

5. “Tại sao bạn luôn nhìn thấy mặt tiêu cực của mọi việc?”

Tất cả chúng ta đều đã từng gặp những người rất giỏi nhìn ra điểm tích cực trong mọi tình huống. Và cũng có những người có xu hướng thiên về mặt tối của mọi việc một cách tự nhiên.

Khi ai đó hỏi: “Tại sao bạn luôn nhìn thấy mặt tiêu cực của mọi việc?”, nó có thể như một cuộc tấn công cá nhân vào quan điểm và cảm xúc của người nghe. Câu hỏi này đang bỏ qua thực tế là một số người vốn có xu hướng hòa hợp hơn với các vấn đề hoặc rủi ro tiềm ẩn và đặc điểm này không hẳn xấu mà chỉ là một cách khác để xử lý thế giới.

Thể hiện sự đồng cảm đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng những khác biệt này và hiểu rằng, mọi người đều có cách riêng để diễn giải trải nghiệm của mình. Thay vì chỉ trích quan điểm của ai đó, sẽ tốt hơn khi chúng ta lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra quan điểm khác mà không bác bỏ. 

6. “Tại sao bạn lại để mọi thứ làm phiền bạn nhiều như vậy?”

Câu nói này như một giả định rằng chúng ta có toàn quyền kiểm soát các phản ứng cảm xúc của mình. Trên thực tế, cảm xúc rất phức tạp và thường được kích hoạt bởi những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.

Khi bạn hỏi ai đó “Tại sao bạn lại để mọi thứ làm phiền bạn nhiều như vậy?”, họ có thể hiểu rằng bạn đang đổ lỗi cho cảm xúc của họ. Thay vào đó, sẽ hiệu quả và đồng cảm hơn khi chúng ta đưa ra sự hỗ trợ và giúp họ tìm cách điều hướng cảm xúc hoặc tình huống hiện tại.

7. “Tại sao bạn không thể giống…?”

So sánh ai đó với người khác có thể khiến người nghe hiểu rằng họ không đủ tốt hoặc họ nên thay đổi con người thật của mình. Điều này khiến họ cảm thấy không được coi trọng.

Tất cả chúng ta đều có những điểm mạnh, điểm yếu và kinh nghiệm riêng. Thay vì so sánh chúng với những người khác, hãy tôn vinh những khác biệt này. Điều đó khiến mọi người cảm thấy được thấu hiểu và chấp nhận. Sẽ tuyệt vời hơn khi chúng ta khuyến khích họ trưởng thành và phát triển theo cách riêng của họ.

8 dấu hiệu tiết lộ ai đó không phải là người tử tế
Có sự khác biệt khá lớn giữa những người thực sự tử tế và những người tử tế vì họ muốn đạt được mục đích riêng. Dưới đây là 8 dấu hiệu tinh tế giúp...

Tư duy thông minh

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh