7 khác biệt rõ rệt vẫn bị nhầm lẫn giữa người hướng nội và người nhút nhát

Kiên Nguyễn - Ngày 26/05/2021 18:58 PM (GMT+7)

Trong khi người hướng nội thích cảm giác một mình và thấy kiệt sức nếu có quá nhiều tương tác với người khác thì người nhút nhát lại không thực sự muốn ở một mình song họ cảm thấy lo lắng, sợ khi tương tác với những người khác.

Tính cách hướng nội và tính các nhút nhát thường bị nhầm lẫn là một. Thực tế là có những khác biệt cơ bản giữa người sống nội tâm và người nhút nhát. Trong khi người hướng nội thích cảm giác một mình và thấy kiệt sức nếu có quá nhiều tương tác với người khác thì người nhút nhát lại không thực sự muốn ở một mình song họ cảm thấy lo lắng, sợ khi tương tác với những người khác.

Ví dụ: Trong một lớp học có 2 đứa trẻ, một tính cách hướng nội và một tính cách nhút nhát. Giáo viên tổ chức một hoạt động cho cả lớp. Trong khi đứa trẻ hướng nội thích ngồi ở bàn để đọc sách vì thấy việc giao tiếp với những đứa trẻ khác thật mệt mỏi thì đứa trẻ nhút nhát lại muốn tham gia cùng các bạn nhưng không đủ dũng cảm để làm điều đó.

Giờ thì hãy tìm hiểu sâu hơn về sự khác biệt giữa người hướng nội và người nhút nhát.

1. Thời gian một mình mang ý nghĩa khác nhau với họ

7 khác biệt rõ rệt vẫn bị nhầm lẫn giữa người hướng nội và người nhút nhát - 1

Hướng nội: Đối với những người hướng nội, có thể nói rằng không điều gì thú vị và tốt hơn là quãng thời gian ở một mình. Bất cứ khi nào được ở một mình, họ đều cảm thấy vui vẻ và tràn đầy năng lượng.

Đây là lúc để họ sạc pin cho chính mình và cảm thấy sự bình yên trong tâm hồn. Chỉ đơn giản là đọc một cuốn sách, xem một bộ phim hay nằm nghỉ ngơi trên ghế, bấy nhiêu thôi đã khiến họ cảm thấy thật tuyệt.

Nhút nhát: Những người nhút nhát không phải lúc nào cũng thích dành thời gian ở một mình. Sâu thẳm bên trong họ muốn đi chơi nhiều hơn, giao lưu nhiều hơn nhưng sự nhút nhát vốn có đã ngăn họ làm điều đó.

Nỗi sợ hãi ẩn sâu về việc tương tác với mọi người xung quanh khiến họ không dám làm điều bản thân thực sự muốn. Thời gian ở một mình với họ không tuyệt như đối với người hướng nội.

2. Cách tiếp cận với các tương tác xã hội

7 khác biệt rõ rệt vẫn bị nhầm lẫn giữa người hướng nội và người nhút nhát - 2

Hướng nội: Những tương tác xã hội không phải là ác mộng với người hướng nội. Tuy nhiên việc có quá nhiều người vây quanh, tiếng ồn lớn và tiếng nói chuyện thường xuyên dễ khiến họ cảm thấy kiệt quệ về cả cảm xúc, tinh thần và thậm chí là thể chất. Một người hướng nội sẽ thích ở trong một nhóm nhỏ gồm những người mà mình biết và tin tưởng hơn.

Nhút nhát: Những người nhút nhát không nhất thiết gặp phải vấn đề với các tương tác xã hội. Vấn đề là họ muốn hoà nhập với mọi người, tương tác với họ nhưng lại khó thoát ra và làm được việc đó. Nghĩ đến việc gặp ai đó và bắt đầu cuộc trò chuyện khiến họ cảm thấy lo lắng và bồn chồn.

3. Lý do khác nhau để im lặng

7 khác biệt rõ rệt vẫn bị nhầm lẫn giữa người hướng nội và người nhút nhát - 3

Hướng nội: Người hướng nội không cảm thấy thoải mái khi ở trong các nhóm lớn và họ không thích những cuộc trò chuyện giữa quá nhiều người. Tuy nhiên khi ở trong các nhóm nhỏ, với những người họ biết và tin tưởng, họ sẽ cởi mở hơn do cảm thấy thoải mái hơn. Khi ở những nơi đông người, họ vẫn lựa chọn im lặng.

Nhút nhát: Luôn có rất nhiều thứ diễn ra trong đầu những người nhút nhát. Họ suy nghĩ về nhiều thứ, có nhiều ý kiến nhưng sự nhút nhát khiến họ đa phần chọn im lặng. Họ rất muốn bày tỏ quan điểm nhưng lại lo sợ, cảm thấy bị đe doạ khi làm điều đó.

4. Bắt đầu một cuộc trò chuyện 

7 khác biệt rõ rệt vẫn bị nhầm lẫn giữa người hướng nội và người nhút nhát - 4

Hướng nội: Có một điều thú vị là những người hướng nội rất biết cách để bắt đầu một cuộc trò chuyện, chỉ là họ ít khi làm điều đó. Bắt đầu một cuộc trò chuyện có nghĩa là mọi người sẽ đổ dồn ánh mắt và sự chú ý vào họ, điều này khiến những người hướng nội khong cảm thấy thoải mái. Tình huống duy nhất bạn sẽ thấy những người hướng nội chủ động bắt đầu cuộc trò chuyện là nói với chính họ. 

Nhút nhát: Vấn đề của người nhút nhát là họ thích tương tác với những người khác, cả người lạ nhưng muốn họ tiếp cận và bắt đầu câu chuyện với mình. Điều này không xuất phát từ sự kiêu ngạo hay thái độ gì cả mà chỉ bởi họ thường cảm thấy e ngại về việc chủ động tiến đến bắt chuyện với ai đó. 

5. Họ có cách trò chuyện khác nhau 

7 khác biệt rõ rệt vẫn bị nhầm lẫn giữa người hướng nội và người nhút nhát - 5

Hướng nội: Những người hướng nội không thích các cuộc nói chuyện tầm phào. Họ thích những cuộc trò chuyện sâu sắc và thân thiết, nơi mà họ có thể hiểu thêm về một con người. Họ không thích bàn luận về những chủ đề chung chung như thời tiết mà thích cùng nhau chia sẻ về ước mơ, mục tiêu và quan điểm của nhau về sự vật, sự việc.

Nhút nhát: Mặt khác, những người nhút nhát không thấy thoải mái khi nói ra những suy nghĩ của mình. Việc có thể cởi mở nói ra suy nghĩ bên trong mình xem ra vẫn là điều khá thách thức đối với họ. 

6. Phản ứng khác nhau khi nói trước đám đông 

7 khác biệt rõ rệt vẫn bị nhầm lẫn giữa người hướng nội và người nhút nhát - 6

Hướng nội: Những người hướng nội thường không nói nhiều ở nơi đông người hay bày tỏ ý kiến của mình ở những nơi bản thân có mặt. Nhưng điều thú vị là khi phải nói trước đám đông, người hướng nội thậm chí còn có thể thể hiện tốt hơn cả những người hướng ngoại. Đó là bởi họ vốn nắm rõ cấu trúc cũng như cách thức của bài phát biểu, biết dùng lời nói của mình để thu hút những người xung quanh. 

Nhút nhát: Mặt khác, những người nhút nhát thường không thể hoàn thành tốt việc phải đứng nói trước đám đông. Họ sẽ căng thẳng, mặt dần đỏ lên, mồ hôi bắt đầu toát ra. Thậm chí, chỉ nghĩ đến cảnh đứng lên sân khấu trước hàng trăm người cũng khiến người nhút nhát phải lo lắng. 

7. Tính cách với tiệc tùng khác nhau 

7 khác biệt rõ rệt vẫn bị nhầm lẫn giữa người hướng nội và người nhút nhát - 7

Hướng nội: Người hướng nội thường bị nhầm là người nhút nhát trong các bữa tiệc bởi họ thường không biểu hiện nhiều sắc thái cảm xúc trên mặt. Họ thường sẽ tìm một góc nào đó và lặng lẽ quan sát, phân tích mọi người. 

Nhút nhát: Khi bị đặt trong một tình huống không quen thuộc, người nhút nhát sẽ cảm thấy rất không thoải mái. Việc bao quanh mình là những người không quen biết khiến họ sợ hãi và cảm thấy lạc lõng. Họ cảm thấy khó xử và bất an khi phải ở trong một bữa tiệc mà hầu như mình không quen biết ai. 

Khéo ăn nói sẽ có cả thiên hạ, 10 câu dù thân cỡ nào cũng nên tuyệt đối tránh
Có những câu nói sẽ khiến người nghe phải tổn thương dù bạn có thể không có ý xấu.
Kiên Nguyễn (Theo The Minds Journal)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh