Hôn nhân trở nên xấu đi, có thể đến bờ vực tan vỡ khi một người lo hơn lo thiệt

Bảo Anh. - Ngày 03/01/2021 18:40 PM (GMT+7)

Khi bạn bắt đầu quan tâm đến việc đong đếm sự cho đi, điều đọng lại trong lòng bạn sẽ chỉ là những cảm xúc tiêu cực. Bạn cảm thấy không công bằng, không thoải mái và khó chịu, những điều này sẽ đều thể hiện ra trong cách bạn đối xử với bạn đời của mình. 

01

Cô bạn thân nhất của tôi quyết định lên xe hoa với mối tình dài suốt 6 năm thanh xuân. Thế nhưng chỉ nửa năm sau khi bước chân vào cuộc sống mới, họ đã ước gì mình chưa quyết định như vậy. Nguyên nhân không phải điều gì mới phát sinh, tất cả đều đã được thấy trước đám cưới. 

Phần lớn tình cảm của bạn tôi xuất phát từ tính cách của đối phương. Với cô khi đó, người bạn trai kia luôn hoạt bát, vui vẻ với những câu chuyện hài hước. Vì những điều đó, cô có thể bỏ qua tất cả những điều khác, cả việc điều kiện nhà anh ấy không được tốt, thậm chí anh không thể mua nhà chứ chưa nói đến nội thất mới hay những khoản tiền khác cho đám cưới.  

Vì tình yêu, cô bạn tôi đã bỏ qua mọi khoảng cách về vật chất. Cô chủ động bỏ ra một nửa số tiền mua nhà, ngay cả tiền nội thất, thách cưới đều do phía nhà gái lo cả. Chỉ là trong lúc chuẩn bị những điều này, công việc của người bạn trai có chút bận rộn nên mọi thứ đều giao hết cho bạn gái. Hai người bắt đầu xảy ra nhiều xích mích, mâu thuẫn.

Dù bạn có yêu một ai đó nhiều thế nào đi chăng nữa, khi bạn cho đi quá nhiều, tâm lý cũng sẽ có những thay đổi. Bạn cảm thấy mình cần cố gắng nhiều hơn cho sự lựa chọn của mình, mặt khác thì cảm thấy khi mình bỏ ra nhiều công sức hơn, bạn nên có nhiều tiếng nói hơn. 

Hai tâm lý này cũng chính là những gì cô bạn tôi cảm thấy. Cô không ngừng phàn nàn về người bạn trai của mình, kể về những nỗ lực và khó khăn mà mình phải trải qua. Hôn nhân với cô dường như là một sự thiệt thòi lớn. 

Hôn nhân trở nên xấu đi, có thể đến bờ vực tan vỡ khi một người lo hơn lo thiệt - 1

02

Có lẽ do con gái có nhiều tâm tư nên ngay cả bố mẹ của bạn cũng lo lắng về tương lai của con mình. Họ sợ con sẽ thiệt thòi khi lấy người đàn ông này làm chồng. Thậm chí, bố mẹ còn muốn cô nghĩ lại khi còn cơ hội. 

Kêu ca là thế, than phiền là thế, nhưng cưới xin đâu phải chuyện có thể bông đùa. 6 năm đó cũng có thể coi là gần như cả quãng thời gian thanh xuân của một người con gái. Nói dừng lại là dừng lại đơn giản vậy sao? Mặc cho những khúc mắc xuất hiện giữa hai người, họ vẫn làm đám cưới theo kế hoạch. 

Lúc này, cô bạn tôi lại xuất hiện một loại tâm lý khác, đó là những kỳ vọng lớn về cuộc hôn nhân mà mình đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực cũng như công sức vun đắp, cả về tiền bạc và tình cảm. Song sự kỳ vọng quá cũng khiến người ta lo được lo mất, thất vọng khi không đạt được. 

Và rồi, sau 6 tháng bước vào cuộc sống gia đình, mọi kỳ vọng của cô bạn tôi đã tan thành mây khói. Người đàn ông cô từng yêu ngày càng khiến cô thất vọng. Ngoài những phần tích cách mà cô yêu, anh ấy hoàn toàn không hề làm việc nhà và cũng là người khá cẩu thả. Điều khiến bạn tôi ngạc nhiên nhất chính là, chồng của cô, một người cô từng thấy rất vui vẻ và tính cách tốt, hoá ra lại rất dễ xúc động và có thể tức giận chỉ vì một chuyện nhỏ. 

Trái tim trong lồng ngực cô càng lúc càng thấy mất thăng bằng. Điều cô cảm thấy giờ đây chỉ là vì sao mình phải bỏ ra quá nhiều sự quan tâm cho cuộc hôn nhân này, tự biến mình thành "bà mẹ thứ hai" cho người đàn ông này. 

Sự chông chênh trong tâm lý này đương nhiên cũng thể hiện trong chính cư xử hàng ngày của hai vợ chồng. Bạn tôi đem những ấm ức trong lòng từ trước khi kết hôn, những điều cô thấy không hài lòng vào hôn nhân, mỗi chuyện nhỏ lại thêm một phần tích tụ. 

Và rồi mối quan hệ giữa hai người rơi vào tình trạng đóng băng. Chồng cô cũng cảm nhận được thái độ độc đoán của vợ và bắt đầu từ chối giao tiếp. Anh thậm chí còn cầm chăn gối về phòng ngủ phụ, nơi vốn dành cho khách đến nhà chơi. Hai người hoàn toàn lâm vào cuộc chiến tranh lạnh không có hồi kết. 

Hôn nhân trở nên xấu đi, có thể đến bờ vực tan vỡ khi một người lo hơn lo thiệt - 2

03

Chỉ trong vòng nửa năm, hôn nhân của bạn tôi đã đến bờ vực ly hôn. Lần nọ, bạn còn hỏi tôi, liệu ly hôn có phải là điều họ nên làm bây giờ. Không còn muốn tiếp tục cuộc hôn nhân nhưng nghĩ đến những vất vả đã trải qua, những điều mình đã mất đi vì cuộc hôn nhân này, cô lại cảm thấy không muốn. 

Những câu chuyện của bạn tôi về cuộc hôn nhân của mình không còn cảm xúc hạnh phúc, ngọt ngào, từng lời nói ra đều là sự bất mãn, phàn nàn về chồng. Sau tất cả, cô cho rằng mình đã hy sinh nhiều hơn cho mối quan hệ này, cô đã dành cả trái tim và tâm hồn cho nó và chồng cô nên biết ơn vì điều này. 

Song anh ấy đã không hành xử như vậy, hoặc không phải như những gì cô tưởng tượng. Suy nghĩ muốn ly hôn bắt đầu xuất hiện trong cô. 

Bạn tôi có thay đổi không? Hay chồng cô ấy đã thay đổi? Hay nói cách khác, cả hai đều đã thay đổi? Với hai người đã bên nhau 6 năm, có lẽ nào chỉ trong 6 tháng bỗng hoàn toàn thay đổi? Thực ra hai người họ vẫn vậy, vẫn là những con người với cả ưu điểm và khuyết điểm riêng của mình, sự thay đổi có lẽ chỉ là tâm lý của mỗi người. 

Trước khi kết hôn, những gì bạn nhìn thấy ở đối phương là điểm mạnh của họ nhưng sau khi trở thành vợ chồng, bạn chỉ nhận ra những khuyết điểm và bận lòng vì điều đó. 

Cô bạn tôi cũng nhận ra rằng trước đây mình luôn rất dịu dàng với bạn trai nhưng sau khi kết hôn, tâm lý cô bỗng thay đổi. Cô luôn cảm thấy mình bị thiệt thòi, trở nên cáu kỉnh hơn, có thể tức giận chỉ vì vài chuyện nhỏ. 

Khi tâm lý thay đổi, khi vợ chồng chỉ còn tâm lý lo hơn lo thiệt, khi người này nhìn người kia chỉ thấy không vừa mắt, hôn nhân liệu còn lại gì? Có lẽ chỉ là sự khổ sở. 

Hôn nhân trở nên xấu đi, có thể đến bờ vực tan vỡ khi một người lo hơn lo thiệt - 3

04

Dù yêu nhau đến đâu, khi bạn đặt mọi thứ tình cảm, nỗ lực của mình lên cân đong đo đếm, mối quan hệ sẽ chẳng thể nào bền lâu. Ai đó nói rằng, cần phải có sự bình đẳng, công bằng trong tình yêu nhưng vốn không có gì gọi là bình đẳng tuyệt đối. 

Một mối quan hệ cần phải có hai người cùng cố gắng vun vén, bồi đắp. Nếu bạn luôn quan tâm đến việc đối phương bỏ ra bao nhiêu, nhận bao nhiêu, bạn sẽ nảy sinh tâm lý phản khác, cảm thấy đối phương không đáng và bạn không muốn cho đi. 

Bằng cách này, nó sẽ chỉ tạo thành một vòng luẩn quẩn. Bạn sẽ ngày càng trở nên không muốn, ngày càng vô tư, ngày càng cảm thấy hụt hẫng, thậm chí cảm thấy mình đã chọn nhầm người.

Hôn nhân trở nên xấu đi, có thể đến bờ vực tan vỡ khi một người lo hơn lo thiệt - 4

Một mối quan hệ trở nên xấu đi, có thể đến bờ vực tan vỡ khi xuất hiện tâm lý lo hơn lo thiệt. 

Khi bạn bắt đầu quan tâm đến việc đong đếm sự cho đi, điều đọng lại trong lòng bạn sẽ chỉ là những cảm xúc tiêu cực. Bạn cảm thấy không công bằng, không thoải mái và khó chịu, những điều này sẽ đều thể hiện ra trong cách bạn đối xử với bạn đời của mình. 

Không có sự bao dung, những cuộc trò chuyện chỉ còn là lời buộc tội, phàn nàn không dứt, hôn nhân như vậy thử hỏi sao có thể tiếp tục tốt đẹp được? 

Học cách đặt mình vào địa vị của người khác, bao dung hơn với người bạn đời, hiểu rằng không có điều gì là tuyệt đối và đôi khi đúng sai chưa phải điều quan trọng nhất trong tình yêu, bạn sẽ cảm nhận được những điều tuyệt vời bạn. Bạn sẽ nhận ra, những hờn giận bấy lâu nay đều là điều không đáng. 

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc cần 3 lần từ bỏ
Không chỉ tình yêu mà trong bất kỳ mối quan hệ nào như gia đình, tình bạn... sự phụ thuộc quá nhiều vào đối phương sẽ là điều nguy hiểm nhất. 
Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống