8 cách cực hiệu quả giúp người tiêu hoang mấy cũng tiết kiệm ngon ơ

Bảo Anh. - Ngày 07/03/2022 12:15 PM (GMT+7)

Trước tiên, hãy thực hiện những thay đổi nhỏ và sau đó tìm gốc rễ vấn đề để bạn ngừng chi tiêu tốn kém.

Tại sao chúng ta chi tiêu quá mức?

8 cách cực hiệu quả giúp người tiêu hoang mấy cũng tiết kiệm ngon ơ - 1

Ngày nay, hầu hết chúng ta đều theo dõi, cập nhật các thông tin của thị trường và điều này cũng khiến chúng ta dễ dàng chi tiền cho những thứ mình không cần thiết. Theo chuyên gia hoạch định tài chính Jonathan Kiehl, một trong những yếu tố quan trọng phải kể đến chính là tâm lý.

“Đó thực sự là câu chuyện của cảm xúc. Việc tiêu tiền là nỗ lực của chúng ta trong việc hồi tưởng, muốn quay lại cảm xúc mà chúng ta đã có khi mua hàng trong quá khứ hoặc để che giấu cảm giác hiện tại”, Kiehl nói.

Xu hướng muốn có tất cả những gì khiến mình cảm thấy tốt cùng với việc có thể thuận tiện mua sắm bất cứ lúc nào, ở đâu là công thức dẫn chúng ta đến bội chi. Trong khi việc kiềm chế thói quen cần đến nỗ lực, những thay đổi nhỏ theo thời gian có thể mang lại kết quả lớn bất ngờ. Dưới đây là 8 chiến lược giúp bạn chống lại sự thôi thúc chi tiêu:

1. Đi chợ có chủ đích

2. Nâng cao kỹ năng nấu nướng

3. Đừng bỏ nhà hàng gà tây lạnh

4. Mua sắm trực tuyến thông minh

5. Ngừng tìm kiếm các sản phẩm mới

6. “Dọn dẹp” mạng xã hội

7. Lập ngân sách

8. Tìm gốc rễ vấn đề

Làm thế nào để ngừng tiêu tiền vào thực phẩm

Tất cả chúng ta đều cần ăn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải tiêu tốn cho những thực phẩm đắt đỏ. Hãy dành một giây để suy nghĩ về món ăn gần nhất mà bạn mua về. Không phải nó vẫn còn trong tủ lạnh, bạn chẳng muốn ăn nốt và tốn kha khá tiền sau khi cộng cả phí giao hàng sao? Đại dịch đã khiến chúng ta có nhiều thay đổi, việc nấu nướng ở nhà cũng trở nên phổ biến hơn song nó cũng thúc đẩy chúng ta thèm những món ăn hàng được giao tận nơi.

Nếu đây là điểm yếu của bạn, hãy thử những thay đổi nhỏ sau để chi tiêu tiết kiệm hơn việc ăn uống:

1. Đi chợ có chủ đích

Dù trong thời kỳ lạm phát tăng cao đi chăng nữa thì việc tự nấu nướng vẫn sẽ tốt cho túi tiền của bạn hơn là đi ăn ngoài. Thay vì mỗi bữa đều phải nghĩ xem hôm nay sẽ ăn gì, hãy lên lịch trước cho cả tuần để mua các nguyên liệu một cách có tính toán, giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian.

Kiehl nói: “Đừng bước vào một siêu thị, cửa hàng tạp hoá hay khu chợ mà không có danh sách đồ cần mua. Nghe có vẻ đơn giản nhưng hiệu quả nó mang lại rất lớn. Danh sách mua sắm sẽ giúp bạn thay đổi rất nhiều trong cách chi tiêu của mình. Hãy kiểm kê đồ và viết ra danh sách những thứ bạn cần rồi bám sát danh sách đó để tiết kiệm tiền mua sắm”.

2. Nâng cao khả năng nấu nướng

Không phải ai cũng có thể là siêu đầu bếp nhưng chúng ta đều có thể học hỏi họ qua các kênh nấu ăn trên YouTube hoặc phương tiện khác. Với một chút chịu khó và sáng tạo, bạn sẽ nấu được những món ăn ngon, lành mạnh và ít tốn kém hơn so với việc ăn hàng.

3. Không cần phải ép mình nói không tuyệt đối với ăn hàng

8 cách cực hiệu quả giúp người tiêu hoang mấy cũng tiết kiệm ngon ơ - 2

Việc ép bản thân vào một chế độ quá hà khắc, thiếu thực tế sẽ khiến bạn nhanh chóng bỏ cuộc, thất bại. Bạn có thể kỷ niệm một cột mốc đánh dấu sự tiến bộ của mình trong việc thay đổi chi tiêu bằng bữa ăn đơn giản ngoài nhà hàng. Quan trọng là không biến nó thành việc hàng ngày, tuần nào cũng có.

Làm thế nào để ngừng tiêu tiền trực tuyến

Sự cám dỗ chi tiêu rình rập ở mọi nơi chúng ta thấy, đặc biệt là qua những chiếc màn hình. Các quảng cáo nhắm thẳng đến từng cá nhân xuất hiện đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Những người nổi tiếng, có ảnh hưởng xuất hiện trước mắt bạn cùng sản phẩm mà theo quảng cáo sẽ rất hữu ích cho bạn trong cuộc sống.

Hãy thử các mẹo sau để phá vỡ chu kỳ chi tiêu, tiết kiệm hiệu quả hơn:

4. Mua sắm trực tuyến có mục đích

“Nếu bạn ngẫu nhiên lướt các sàn thương mại điện tử, bạn sẽ rời đi với ít nhất một thứ không nằm trong kế hoạch mua sắm. Hãy hạn chế việc cài đặt các ứng dụng mua sắm hay lướt xem khi rảnh bởi điều đó sẽ khiến bạn dễ chi tiêu cho những thứ không cần”, theo Kiehl.

5. Ngừng tìm kiếm các sản phẩm mới

Bạn có thực sự cần một giá đỡ điện thoại di động cho bàn làm việc của mình, hay bạn có thể đơn giản là tựa nó vào một vài cuốn sách để xem tin nhắn đến? Bạn có cần phải mua cho con mình một bộ trống đồ chơi mới không trong khi chúng có thể chơi vui vẻ với hai chiếc thìa cùng một chiếc nồi cũ? 

Với một chút khéo léo, bạn có thể thấy mình hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề một cách đơn giản với những món hàng đã có thay vì luôn mua mới và tốn kém tiền bạc. 

6. “Dọn dẹp” mạng xã hội

Đối với phương tiện truyền thông xã hội, Kiehl khuyên bạn nên giảm thời gian lướt để tránh các bẫy tiếp thị. Nếu điều đó khiến bạn thấy khó khăn, bạn có thể thử chặn các quảng thay vì xoá hẳn ứng dụng. 

Những thay đổi mang tính tổng thể 

Những thay đổi nhỏ thực sự có thể có tác động lớn đến thói quen chi tiêu của bạn. Tuy nhiên, việc giải quyết gốc rễ của việc mua sắm quá đà luôn thực sự quan trọng. Hãy tiến hành các bước tiếp theo sau:

7. Lập ngân sách

8 cách cực hiệu quả giúp người tiêu hoang mấy cũng tiết kiệm ngon ơ - 3

Theo Kiehl, một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm là sống chậm lại và xem xét 3 tháng gần nhất để biết nơi mình đang tiêu vào. 

Đừng sợ khi nói đến hai chữ ngân sách bởi nó không hề phức tạp. Ai cũng cần có ngân sách, đừng bao giờ bao biện rằng bản thân không có nhiều tiền nên lập ngân sách là điều thừa thãi. Càng eo hẹp về tài chính, ngân sách lại càng trở nên quan trọng. 

Bạn cần biết thu nhập và chi tiêu của mình, biết rõ bản thân đang chi bao nhiêu cho những khoản nào. Khi đã có được bức tranh tổng quát, bạn sẽ biết đâu là nơi mình nên cắt giảm để tiết kiệm hiệu quả. Có rất nhiều phương pháp chi tiêu và lựa chọn theo phương pháp nào là tuỳ thuộc vào bạn, miễn là bạn thấy phù hợp với mình. 

8. Tìm gốc rễ vấn đề

Vào cuối ngày, Kiehl khuyên bạn nên tìm kiếm lý do thực sự khiến mình chi tiêu nhiều tiền hơn. Đâu là điều giúp bạn tập trung để hướng đến việc chi tiêu ít hơn? Một kỳ nghỉ mơ ước bên gia đình, những ngày tháng hưu trí không gánh nặng tiền bạc hay căn nhà gần trung tâm? Chỉ bạn mới có thể quyết định nó là gì và một khi có mục tiêu để hướng đến, bạn sẽ thấy việc áp dụng kỷ luật trở nên dễ dàng hơn.

“Mọi người sẽ trở nên tập trung và kỷ luật hơn khi biết mục tiêu to lớn mình đang hướng đến là gì", Kiehl nói. 

Muốn giàu có, đây là những thói quen bạn cần xây dựng
Bạn đang làm gì mỗi ngày để có thể gia tăng tài khoản tiết kiệm của mình? Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi đó, đã đến lúc phát triển những số thói...

Bí quyết chi tiêu

Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu